Nhà thuốc Hưng Thịnh

U máu ở trẻ em còn được gọi là bướu mạch máu, là những khối u lành tính (không phải ung thư) của mạch máu. Đây là khối u phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Dựa vào hình dáng của chúng, có thể gọi theo cách khác là “bớt trái dâu” (strawberry marks). Khối u này xuất hiện ở 5 – 10% trẻ sơ sinh và thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai.

Các khối u máu ở trẻ xuất hiện trong vài ngày đến vài tuần đầu sau sinh, thường gặp nhất là trong ba tuần đầu. Trong vòng 2 – 6 tháng tiếp theo, khối u phát triển nhanh chóng (giai đoạn tăng sinh), bắt đầu mờ và teo rất chậm (giai đoạn thoái triển). Hầu hết các khối u biến mất khi trẻ được 3 đến 5 tuổi.

Các dấu hiệu nhận biết u máu ở trẻ em

U máu là những khối u bẩm sinh lành tính, thường xuất hiện dưới dạng các nốt màu đỏ tươi, trông giống như quả dâu tây. U máu có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường thấy nhất là ở mặt, da đầu, ngực và lưng. Các khối u cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác, chẳng hạn như:

  • Gan.

  • Cơ quan khác trong hệ tiêu hóa khác (dạ dày, ruột già…).

  • Não.

  • Hệ hô hấp (phổi…).

Những điều phụ huynh cần biết về u máu ở trẻ em 2 Biểu hiện đặc trưng của u máu là những nốt nổi lên trên bề mặt da, màu đỏ như quả dâu tây

Hầu hết trẻ em chỉ có một u máu. Tuy nhiên, một số trẻ có nhiều hơn một vị trí bị ảnh hưởng (được gọi là u máu đa ổ). Nếu có từ 5 vị trí trở lên, trẻ sẽ có nhiều nguy cơ bị u máu nội tạng. Khối u ban đầu xuất hiện dưới dạng một vết bầm đỏ, có bề mặt phẳng, sau đó dần dần phát triển thành một vết sưng màu đỏ tươi, gồ lên khỏi bề mặt da. Đa số các trường hợp u máu, trẻ không có triệu chứng. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của chúng, một số khối u có thể bị hở và gây chảy máu, loét và các triệu chứng khác liên quan đến cơ quan bị ảnh hưởng. Ví dụ, u máu trong đường tiêu hóa hoặc gan có thể gây ra các triệu chứng như:

Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi cho u máu ở trẻ

U máu hình thành khi nhiều mạch máu liên kết với nhau tạo thành các đám lớn. Người ta vẫn chưa biết tại sao các mạch máu lại tập trung thành đám như vậy. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những yếu tố thuận lợi có thể dẫn đến hình thành các khối u máu:

  • Các tổn thương ở bánh nhau khi mang thai.

  • Tăng huyết áp ở mẹ khi mang thai.

  • Đa thai hoặc mang thai khi đã lớn tuổi (thường trên 40 tuổi).

  • Trẻ đẻ non, nhẹ cân, da xanh xao, giới tính nữ.

Những điều phụ huynh cần biết về u máu ở trẻ em 4 Đa thai là một trong những yếu tố thuận lợi cho u máu ở trẻ

Phân loại u máu

Trên thực tế, việc phân loại u máu trên lâm sàng dựa vào vị trí và cơ chế hình thành u máu.

Dựa vào cơ chế hình thành

U máu được chia thành hai loại: U máu tế bào nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu.

U máu tế bào nội mạc mạch máu: Đây là một loại u máu xuất hiện ngay từ khi mới sinh, phát triển nhanh chóng và có khả năng thoái triển khi trẻ được 5 đến 7 tuổi. Căn bệnh này là do sự tăng sinh của các tế bào lát thành mạch máu. Các tế bào nội mạc mới hình thành các ống mạch máu mới và đẩy nhanh sự phát triển của khối u. Bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn 3 – 5 lần so với bé gái.

U dị dạng mạch máu: Là dạng u dị dạng động mạch, tĩnh mạch hoặc bạch huyết. Bệnh chủ yếu ở tuổi trưởng thành. Bệnh xảy ra khi các tế bào nội mạc mạch máu không thể tăng sinh và hình thành các mạch máu mới. Các trường hợp dị dạng mạch máu nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ, bao gồm loét, nhiễm trùng, hoại tử do thiếu dinh dưỡng, suy tim…

Dựa vào vị trí

U máu ở da: Các bất thường của mạch máu trên hoặc dưới bề mặt da, thường là trước khi sinh. Vị trí thường gặp: Mặt, cổ, sau tai. Biểu hiện là các mảng nổi lên trên bề mặt da có màu đỏ, tăng kích thước theo thời gian và có thể phát triển thành các khối u lớn hoặc mảng lớn khi trẻ lớn lên. Các loại thường gặp bao gồm: U máu mao mạch, u máu thể hang.

U máu ở gan: U máu xảy ra trong và trên bề mặt gan. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng u máu ở gan nhạy cảm với estrogen. Vì vậy, sử dụng thuốc tránh thai hoặc mang thai có thể làm tăng kích thước u máu nhanh chóng.

Chẩn đoán u máu ở trẻ có khó không?

Trong hầu hết các trường hợp, các khối u được chẩn đoán chỉ dựa trên việc quan sát các tổn thương khi khám sức khỏe và tiền sử bệnh của trẻ. Trong một số ít trường hợp u máu phức tạp hơn ở các cơ quan nội tạng, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác, chẳng hạn như:

  • Siêu âm: Xét nghiệm hình ảnh sử dụng sóng siêu âm để đánh giá kích thước và lưu lượng máu của khối u.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cắt lớp độ phân giải cao cho biết kích thước của khối u và các cấu trúc xung quanh như cơ, dây thần kinh, xương và các mạch máu khác.

  • Sinh thiết: Một thủ thuật ngoại khoa để loại bỏ một mẫu mô nhỏ từ khối u để các tế bào và cấu trúc mô có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi.

U máu ở trẻ ở nguy hiểm không?

U máu là một bệnh lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ở trẻ em bị u máu, bệnh thường tiến triển tốt và tự thoái triển khi trẻ được 5 đến 10 tuổi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy. Trong một số trường hợp, khối u tự phát triển và không ngừng tăng sinh. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau như:

  • U máu bị loét, chảy máu hoặc nhiễm trùng. 

  • Khi u máu lớn hơn, có nguy cơ để lại sẹo.

  • U máu ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như u mạch máu gần mắt, hạn chế tầm nhìn, cản trở hô hấp và giảm thính lực..

Về bản chất, u máu hiếm khi gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn là không thể xảy ra. Các khối u máu khi phát triển quá mức cả về hình dạng và kích thước có thể làm suy giảm chức năng của các hệ cơ quan. Tuy nhiên, một điều bạn có thể yên tâm rằng u máu không có khả năng lây truyền từ bộ phận này sang bộ phận khác hay từ người này sang người khác.

Những điều phụ huynh cần biết về u máu ở trẻ em 3 U máu ở trẻ có thể xuất hiện mọi vị trí của cơ thể

Khi nào cần điều trị u máu?

Đa số các u máu (khoảng 80%) biến mất ở độ tuổi 3 đến 5 mà không cần điều trị. Chỉ định điều trị nếu khối u máu:

  • Ảnh hưởng đến các chức năng sống của trẻ. Ví dụ, khối u đường hô hấp làm tắc nghẽn đường thở và khối u xung quanh mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực.

  • Loét, nhiễm trùng hoặc chảy máu.

  • Làm biến dạng khuôn mặt của trẻ hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

  • Liên quan đến các tình trạng khác có thể gây hại cho con bạn.

Điều trị bắt đầu bằng các loại thuốc làm chậm sự phát triển của khối u hoặc làm teo u. Phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser có thể được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ có u máu tại nhà

Da bị căng trong giai đoạn phát triển của khối u. Do đó, khối u có thể lở loét và chảy máu ở một số vị trí như môi, đường tiết niệu sinh dục…

Các bước thực hiện:

  • Làm ẩm vùng da xung quanh u máu bằng thuốc mỡ bôi da.
  • Nhẹ nhàng rửa vùng chảy máu bằng xà phòng và nước.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu có dấu hiệu của một khối u bị loét.

U máu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lành tính, nhưng nếu khối u phát triển quá mức có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể, thậm chí gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ nếu khối u trở thành ác tính. Vì vậy, đối với trường hợp u máu ở trẻ sơ sinh, nếu được phát hiện sớm, khối u có kích thước nhỏ và các mạch máu nhỏ thì trẻ cần được điều trị ngay để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống sau này của trẻ. Bạn có bất kỳ lo lắng hoặc thắc mắc nào về u máu hoặc các lựa chọn điều trị cho trẻ, đừng ngần ngại bàn bạc với bác sĩ của bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)