Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm, bệnh nhi có thể bị đe dọa tính mạng nếu có hiện tượng suy đa tạng. Trường hợp trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn máu cần được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Đa số hậu quả của sự xâm nhập các vi sinh vật hoặc thành phần của chúng đối với cơ thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn máu.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

Vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ, những độc tố được sản sinh ra là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn máu ở trẻ em. Điều này khiến trẻ bị nhiễm độc và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em: Nguyên nhân và biểu hiện 2 Vi khuẩn và độc tố của nó xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm khuẩn máu

Mọi trẻ em đều có khả năng mắc nhiễm khuẩn máu, nhất là cơ thể trẻ có tổn thương ngoài da như mụn nhọt, viêm da, viêm răng lợi, viêm phổi, các ổ áp-xe, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ… 

Các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, E.coli, Haemophilus influenzae, Pseudomonas, Klebsiella thường là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn máu. Những trường hợp trẻ chưa được tiêm chích ngừa, suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, đang điều trị corticoid là những bé có nguy cơ nhiễm bệnh cao. 

Khi nhiễm bệnh, trong cơ thể sẽ xuất hiện một rối loạn cực kỳ phức tạp ảnh hưởng đến sự hoạt hóa của rất nhiều cơ chế khác nhau và tương tác với nhau, chẳng hạn như các hệ thống gây viêm, đông máu, chống viêm và hệ thống khác.

Biểu hiện của nhiễm khuẩn máu ở trẻ em 

Nhiễm khuẩn máu khiến sức khỏe trẻ suy giảm nhanh, vì nó tạo ra những thay đổi lớn trong cơ thể gây tổn thương các cơ quan như thận, gan. Bên cạnh đó trong giai đoạn máu bị nhiễm khuẩn cơ chế đông máu làm giảm lưu lượng máu di chuyển cơ quan nội tạng đến cũng như chân tay dẫn đến việc cơ thể bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. 

Sốc nhiễm khuẩn hay chứng hạ huyết áp là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra của nhiễm khuẩn máu. Điều này làm suy giảm chức năng ở một số cơ quan như phổi, thận, gan nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện của nhiễm khuẩn máu ở trẻ em được đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

  • Nhiệt độ cơ thể < 36°C hoặc > 38°C.

  • Nhịp thở > 20 lần/phút (với trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi PaCO2 < 32 mmHg hoặc tần số thở > 60 lần/phút).

  • Nhịp tim > 90 lần/phút (với trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi tần số tim >140 lần/phút).

  • Số lượng bạch cầu máu ngoại biên < 4000 BC/mm3 hoặc > 12 000 BC/mm3.

Biểu hiện của nhiễm khuẩn máu thường:

  • Rối loạn thân nhiệt: sốt cao (>38°C) hoặc nhiệt độ hạ (<36°C), da xanh tái.

  • Nhịp tim nhanh, khó thở, thở nhanh.

  • Lượng bạch cầu tăng.

  • Nôn mửa, ăn bú kém.

  • Trẻ đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần, són tiểu.

  • Tiêu chảy ra máu cũng có thể xảy ra.

Biểu hiện của nhiễm khuẩn máu nặng:

  • Có sự giảm mạnh về lượng nước tiểu trung bình.

  • Tâm thần xuất hiện tình trạng không ổn định.

  • Trong máu có số lượng tiểu cầu giảm.

  • Khó thở.

  • Loạn nhịp tim.

  • Có hiện tượng xuất huyết.

  • Sốc nhiễm trùng.

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em: Nguyên nhân và biểu hiện 3 Sốt cao không giảm là biểu hiện đầu tiên của nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

Điều trị nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành các xét nghiệm cơ bản (công thức máu, X-quang phổi, CRP, nước tiểu) để chẩn đoán chính xác liệu trẻ có bị nhiễm khuẩn máu hay không. Nếu bị nhiễm trùng máu thì kết quả sẽ có tình trạng cơ thể phản ứng đối với hiện tượng viêm nhiễm (CRP tăng, bạch cầu tăng cao). Trẻ sẽ được nhập viện và thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để xác định vị trí nhiễm khuẩn (họng, đường tiêu hoá, đường tiểu). Tùy vào nguyên nhân nhiễm khuẩn máu và khả năng đáp ứng với kháng sinh, điều trị mà thời gian trị liệu khác nhau.

Mặc dù, tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn máu rất cao, nhất là trẻ có triệu chứng suy đa tạng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua các nghiên cứu thực nghiệm và thử nghiệm lâm sàng đã tạo ra niềm tin và hy vọng mới về những phác đồ trị liệu hiệu quả hơn. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là chìa khóa để xử lý thành công nhiễm khuẩn máu ngay khi có nghi ngờ. Sau đây là những nguyên tắc được khuyến cáo để xử trí nhiễm khuẩn máu hiện nay:

  • Kiểm soát nhiễm trùng: Ưu tiên hàng đầu trong xử trí nhiễm khuẩn máu là loại bỏ sớm tác nhân gây bệnh khỏi cơ thể. Chẳng hạn, trong những giờ đầu tiên sau khi được chẩn đoán bệnh và sau khi lấy máu cấy, cần bắt đầu điều trị kháng sinh tĩnh mạch ngay. Loại bỏ các nguồn gốc nhiễm khuẩn bằng cách can thiệp thủ thuật. Cần điều chỉnh kháng sinh theo hướng sử dụng kháng sinh đặc hiệu để giảm độc tính do thuốc và diệt vi khuẩn gây bệnh ngay sau khi có được thông tin chính xác về vi khuẩn gây bệnh. 

  • Điều trị hồi sức tích cực: Trong giai đoạn sớm của nhiễm khuẩn máu, việc tăng cường chức năng tim mạch, tuần hoàn ngay sẽ giảm tỷ lệ tử vong đáng kể. Nếu trẻ có hội chứng suy hô hấp cấp nên sử dụng thông khí nhân tạo sớm, phòng ngừa thuyên tắc tĩnh mạch sâu, chú ý đến tình trạng dinh dưỡng.

  • Các phương pháp điều trị bổ sung: Sử dụng các loại thuốc phù hợp chống viêm, chống đông máu, chống chảy máu, nâng huyết áp. Giai đoạn sau của nhiễm khuẩn máu cần phải lưu ý, đòi hỏi phải nâng đỡ cơ quan và phòng tránh nhiễm trùng bệnh viện cần phải xử trí thích hợp.

Trẻ có thể xuất viện và hoạt động, sinh hoạt bình thường trong thời gian khoảng 7 – 14 ngày nếu đáp ứng điều trị nhiễm khuẩn máu tốt. Tuy nhiên, một số trẻ phải được tầm soát thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn vì không đáp ứng được và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em: Nguyên nhân và biểu hiện 4 Trẻ bị nhiễm khuẩn máu cần được nhập viện và xử lý kịp thời 

Phòng tránh nhiễm khuẩn máu ở trẻ em

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em là một bệnh lý rất nguy hiểm, nhiều trường hợp bệnh nhi phải đặt tiến hành điều trị tích cực. Vì vậy, cần phải dùng các thuốc vận mạch cùng với những kháng sinh đặc hiệu đối với vi khuẩn gây bệnh, những bệnh nhi có hiện tượng sốc nhiễm khuẩn cần nhanh chóng khôi phục thể tích tuần hoàn, nhiều ca bệnh phải lọc máu.

Trên cơ thể trẻ, bệnh này thường bắt đầu từ một ổ viêm nhiễm cụ thể. Vì thế để phòng tránh nhiễm khuẩn máu, các ổ viêm nhiễm này cần phải điều trị dứt điểm. Chỉ cần một ổ viêm trên da cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Những trẻ mắc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đang gặp tình trạng tiêu chảy, viêm phổi cần đặc biệt theo dõi những biểu hiện của bệnh thật sát sao. Bố mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn mềm và đầy đủ dinh dưỡng. Tốt nhất, các tình trạng bệnh này nên cần có sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa để trị liệu kịp thời những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn máu tốt hơn, phụ huynh nên cho trẻ đi chích ngừa đầy đủ, nâng cao hệ miễn dịch của trẻ với các bệnh đã có vacxin phòng ngừa.

Nhiễm khuẩn máu ở trẻ em là một tình trạng bệnh nghiêm trọng. Để con trẻ có một sức khỏe tốt, các bậc cha mẹ nên biết về nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và cách phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này. Nhà thuốc Hưng Thịnh mong rằng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn qua bài viết trên đây.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)