Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên, độ tuổi với tâm sinh lý đang phát triển mạnh mẽ và dễ bị môi trường, cảm xúc, gia đình và xã hội tác động là một thực trạng đáng lo ngại.

Nhận thức đúng đắn về trầm cảm ở trẻ vị thành niên 1Không chỉ là người lớn mà trầm cảm cũng có thể xảy đến với trẻ em.

Suốt một thời gian dài, nhiều người vẫn nghĩ rằng chứng trầm cảm chỉ xảy đến với người lớn. Tuy nhiên, khoa học ngày nay đã bắt đầu nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề trẻ em cũng có thể mắc trầm cảm, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Lý do thường gặp nhất ở độ tuổi này chính là do áp lực trong học tập. Thường là khi có kết quả thi kém, không đậu vào được trường như mong muốn. Bên cạnh đó, phần đông trẻ vị thành niên đều muốn thoát ly khỏi sự bảo hộ của bố mẹ và độc lập, nhưng lại không có đủ khả năng tài chính cũng khiến bé suy nghĩ nhiều. Đồng thời việc bố mẹ không còn quan tâm mình như xưa nữa cũng dễ làm trẻ cảm thấy hoang mang, lạc lõng.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm ở trẻ vị thành niên:

  • Tổn thất tình cảm: Thường là do người thân qua đời, bố mẹ căng thẳng, ly thân hoặc ly hôn. Bên cạnh đó cũng có thể là do bố mẹ bị trầm cảm, gia đình ít tham gia vào các hoạt động xã hội.
  • Tổn thương lòng tự trọng: Trẻ vị thành niên không vừa lòng với tướng mạo của mình, kết quả học tập kém, bị miệt thị hoặc bỏ rơi cũng dễ bị trầm cảm.
  • Vấn đề tính cách: Những trẻ có tính cách hướng nội, cô độc, xa lánh người xung quanh hoặc yêu quá sớm dễ mắc phải trầm cảm nặng, thậm chí có nguy cơ tự sát, giết người.
  • Tính công kích: Khi mất đi sự tự tin hoặc bị giày vò về mặt tâm hồn, trẻ sẽ muốn thể hiện tính công kích nhưng không thể. Khi đó, những xung đột ấy lại được chuyển hóa thành trầm cảm, càng muốn công kích thì tình trạng trầm cảm càng nặng.

Nhận thức đúng đắn về trầm cảm ở trẻ vị thành niên 2Mối quan hệ căng thẳng giữa bố mẹ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ vị thành niên.

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm thực chất rất khó nhận ra, nếu người thân của trẻ không chịu khó để ý và quan tâm. Biểu hiện đặc trưng của bệnh nhân trầm cảm là: ít nói, buồn chán, không quan tâm đến vấn đề xung quanh, suy sụp, một số trường hợp còn có ý định tự sát. Một số bệnh nhân trầm cảm còn thường xuyên thấy mệt mỏi, uể oải, kiệt sức và ngại giao tiếp… Một số khác thì lại không thấy ngon miệng, mất ngủ…

Do đó để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra, phụ huynh nên tránh để con rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực dẫn đến trầm cảm. Bạn phải quan tâm con toàn diện, cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là vào những giai đoạn trẻ dễ bị tổn thương tâm lý như khi thi cử căng thẳng, cha mẹ bất hòa. Cha mẹ nên biết rõ các mối quan hệ của con, và làm một người bạn thân thiết cùng chia sẻ về những khó khăn trong cuộc sống. Tuyệt đối, không nên dùng từ ngữ đả kích khi trẻ có lỗi, thay vào đó hãy phân tích, răn dạy cho bé hiểu.

Nhận thức đúng đắn về trầm cảm ở trẻ vị thành niên 3Chúng ta cần thường xuyên trao đổi và để ý đến trẻ trong giai đoạn tâm lý dễ tổn thương này.

Để trị trầm cảm cho trẻ vị thành niên, thường bé sẽ được phối hợp thuốc (chống trầm cảm, an thần) với liệu pháp tâm lý và điều trị toàn diện. Khi thấy bé có biểu hiện trầm cảm, phụ huynh hãy nhớ đưa con đến khám ở các cơ sở chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị có hiệu quả.

Thụy Anh

 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)