Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sốt có thể do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn. Vậy sốt nhiễm khuẩn được hiểu như thế nào? Mức độ nguy hiểm của sốt nhiễm khuẩn ra sao? Đặc biệt ở trẻ em, sốt nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với người trưởng thành.

Sốt nhiễm khuẩn là sốt do các tác nhân gây bệnh như vi nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn…, gây ra và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ nhỏ, sốt nhiễm khuẩn là bệnh thường gặp và thường ảnh hưởng không nhỏ đến hệ hô hấp của trẻ.

Sốt nhiễm khuẩn ảnh hưởng không nhỏ đến hệ hô hấp của trẻ Sốt nhiễm khuẩn ảnh hưởng không nhỏ đến hệ hô hấp của trẻ

Những dạng sốt phổ biến ở trẻ em

Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ hiện tượng sốt là gì và có thể bắt gặp tình trạng này ở những đối tượng nào?

Như chúng ta đã biết, nhiệt độ cơ thể bình thường là từ 36,5 đến 37,5 độ C, và sốt là một thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng thân nhiệt của một người đang ở mức bình thường nhưng lại tăng cao đột ngột bất thường, có nhiều trường hợp thân nhiệt cơ thể có thể tăng quá 42 độ C.

Sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chúng ta có thể chia sốt thành 2 dạng chính là sốt do nhiễm khuẩn và sốt không do nhiễm khuẩn.

  • Sốt do nhiễm khuẩn: Đây là bệnh sốt do các tác nhân gây bệnh như vi nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn… Sốt nhiễm khuẩn có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường ảnh hưởng lớn đến đường hô hấp.
  • Sốt không do nhiễm khuẩn: Có nhiều trường hợp sốt do thay đổi thời tiết đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, lao động quá sức, thậm chí là do tác dụng phụ của việc dùng thuốc khác. Ngoài ra, sốt này thường xảy ra ở trẻ bắt đầu mọc răng hoặc mới tiêm phòng.

Phân biệt sốt nhiễm khuẩn và sốt virus

Nhiều người lầm tưởng rằng sốt nhiễm khuẩn và sốt virus là giống nhau. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là hai dạng sốt khác nhau nên cần có những cách điều trị khác nhau.

Nhìn chung, các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của hai loại sốt này giống nhau nên gây nhiều hiểu lầm cho người bệnh và người nhà. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể phân biệt sự khác biệt giữa hai loại sốt này?

Về sốt nhiễm khuẩn

Có thể gặp ở mọi lứa tuổi và xuất hiện quanh năm.

Không có triệu chứng cụ thể mà còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ, sốt nhiễm khuẩn huyết có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao trên 38 độ, ớn lạnh, khó thở, nhịp tim nhanh, hạ đường huyết, tiêu chảy…

Sốt nhiễm khuẩn được chẩn đoán dựa trên loại vi khuẩn gây bệnh, ví dụ sốt thương hàn do vi khuẩn thương hàn gây ra…

Sốt nhiễm khuẩn có thể do các loại mầm bệnh khác nhau gây ra, do đó việc điều trị bệnh đúng cách cũng phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán bệnh của bác sĩ.

Phân biệt sốt nhiễm khuẩn và sốt virus? Để điều trị sốt nhiễm khuẩn cần dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh của bác sĩ

Về sốt virus

Có thể gặp ở trẻ em và người lớn, xuất hiện theo mùa do thay đổi thời tiết hoặc khí hậu khắc nghiệt. Sốt kèm theo nhức đầu, nổi mẩn ngứa nhẹ, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, mệt mỏi, sưng họng, viêm amidan, nghẹt mũi, ho, hắt hơi…

Sốt virus thường được chẩn đoán là do bệnh sởi, bệnh sốt xuất huyết, rubella, thủy đậu…

Tình trạng không quá nguy hiểm, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà nếu sức khỏe trẻ ổn định. Cha mẹ có thể uống thuốc hạ sốt và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để giúp tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Mặc dù tình trạng sốt khuẩn khuẩn và sốt virus có thể khác nhau nhưng khi người nhà phát hiện trẻ bị sốt, việc đầu tiên là hạ sốt cho trẻ. Khi đó, để có thể điều trị sốt nhiễm khuẩn hiệu quả nhất cho con, cha mẹ phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nhất nguyên nhân.

Cách điều trị hiệu quả tình trạng sốt nhiễm khuẩn

Sốt nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có thể mắc phải bất cứ lúc nào. Vì vậy, mỗi gia đình cần có những phương pháp phòng bệnh hiệu quả để tăng cường sức đề kháng cho từng thành viên. Dưới đây là một số cách giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh ra khỏi gia đình bạn:

  • Tạo một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể được ổn định.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ đường hô hấp, nhất là ở trẻ nhỏ.
  • Tuyệt đối tránh tiếp xúc với những trường hợp đã được chẩn đoán bệnh.
  • Tìm hiểu về các cơ sở y tế uy tín và khám sức khỏe định kỳ.

Cách điều trị hiệu quả tình trạng sốt nhiễm khuẩn Chọn thuốc hạ sốt phù hợp với lứa tuổi và liều lượng sử dụng

Gia đình khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt phải tìm cách hạ sốt, theo dõi sức khỏe của trẻ trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị, cha mẹ nên:

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt trong khi kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nhưng cha mẹ phải chú ý lựa chọn thuốc hạ sốt phù hợp với lứa tuổi và liều lượng sử dụng.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế để xem bé có bị sốt không.
  • Cho bé uống nhiều nước vì cơ thể bé dễ mất nước khi bị sốt.
  • Cho con bạn mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và lau người bằng khăn ấm cũng có thể giúp trẻ hạ sốt.

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh sốt nhiễm khuẩn cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh này đến sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường như cơ thể bé xuất hiện các cơn co giật, bé bị nôn mửa nhiều, đau rát cổ họng, hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy, hắt hơi hoặc ho nhiều, ngủ li bì bỏ bú…, thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)