Nhà thuốc Hưng Thịnh

Cai sữa là quá trình đánh dấu sự trưởng thành của con. Do đó, các mẹ nên tham khảo bài viết dưới đây của nhà thuốc Hưng Thịnh để ghi nhớ những lưu ý khi cai sữa cho con nhé!

Thời điểm cai sữa là thời điểm khá khó khăn đối với mẹ và bé. Do đó mẹ cần nắm một số lưu ý khi cai sữa cho con để quá trình này diễn ra được thuận lợi và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con về sau.

Thời điểm trẻ có thể cai sữa mẹ

Thông thường trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và tối ưu nhất cho hệ tiêu hoá và sự phát triển toàn diện của bé. Sữa mẹ vừa cung cấp các dưỡng chất tăng cường hệ miễn dịch cho bé mà không thức ăn nào có thể thay thế. Qua tháng thứ 6, khi hệ tiêu hoá của bé đã ổn định và nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng cao, mẹ nên tập cho bé ăn dặm. Đến tháng thứ 12, nhiều mẹ bỉm đã bắt đầu tiến hành việc cai sữa cho con. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất mẹ nên cai sữa cho bé khi bé từ 18 đến 24 tháng tuổi.

Mẹ cần lưu ý thời điểm khi cai sữa cho con Mẹ nên lưu ý thời điểm khi cai sữa cho con, tốt nhất là từ lúc bé 18 đến 24 tháng

Cai sữa cho bé bằng cách nào?

Trẻ nhỏ thường thích những thứ quen thuộc và tỏ ra khó chịu khi phải thay đổi. Do đó việc cai sữa cho trẻ thường gặp nhiều khó khăn, thời gian cai sữa có thể sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Vì vậy, mẹ nên tiến hành cai sữa dần dần cho bé, tuyệt đối không ngưng bú một cách đột ngột sẽ khiến trẻ bị sốc, biếng ăn.

Mẹ lưu ý không nên cai sữa quá đột ngột cho con bởi mẹ sẽ dễ gặp phải tình trạng bị tắc tia sữa, viêm đầu vú, áp xe vú…

Khi cai sữa cho trẻ, mẹ cần quyết tâm, không nên mủi lòng, xót xa khi thấy trẻ hờn dỗi, quấy khóc đòi sữa.

Đối với trẻ sơ sinh

Mẹ cầm giảm dần cữ bú, tập cho trẻ bú bình (mẹ vẫn có thể vắt sữa mẹ ra ngoài rồi cho vào bình, sau đó thay thế dần bằng sữa công thức)

Nhờ người thân chăm sóc trẻ nhiều hơn để bé tạm thời xa hơi mẹ.

Một lưu ý nữa khi cai sữa cho con đó là mẹ nên âu yếm chơi đùa với trẻ nhiều hơn để trẻ mải chơi mà quên đi cảm giác muốn bú, ngoài ra việc này còn tạo liên hệ mật thiết giữa mẹ và bé.

Lưu ý khi cai sữa cho trẻ sơ sinh: nên âu yếm với con nhiều hơn Mẹ có thể chơi với bé để bé quên đòi bú mẹ

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài việc cho trẻ bú bình, mẹ có thể kết hợp cho trẻ ăn dặm và tăng dần số lượng thức ăn lên khi trẻ đã đủ cứng cáp.

Mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, đa dạng các món ăn để trẻ không ngán cũng như nắm được sở thích trong ăn uống của trẻ để điều chỉnh thực đơn cho phù hợp.

Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi nên ăn ngày 2 bữa, sau 9 tháng tuổi ăn ngày 3 bữa. Mẹ không nên ép bé ăn nhiều, hãy để trẻ tự giác ăn theo khả năng của bản thân.

Những bệnh bé thường gặp khi cai sữa mẹ

Sau khi cai sữa cho bé, cha mẹ có thể thấy sự phát triển về mặt thể chất của con khi con được tiếp xúc nguồn dinh dưỡng mới lạ hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc cai sữa cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về một số căn bệnh cho trẻ nhỏ.

Chứng rối loạn tiêu hóa

Một lưu ý khi cai sữa cho con đó là bé rất dễ bị rối loạn tiêu hoá, bởi lúc này khả năng cao trẻ dễ bị nhiễm khuẩn từ nguồn thức ăn, nước uống hay đồ chơi… Những biểu hiện thường thấy đó là tiêu chảy nặng hoặc táo bón, kèm theo nôn trớ nhiều, đầy bụng và khó tiêu…

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Thời kỳ cai sữa hoàn tất có nghĩa là bé ngừng nhận được kháng thể từ mẹ, trong khi đó bé lại tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn. Bởi thế đây là nguyên nhân chính khiến bé gặp tình trạng nhiễm khuẩn hệ hô hấp, cụ thể như: sổ mũi, viêm họng, viêm amygdales,…

Suy dinh dưỡng

Rất nhiều trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng sau khi cai sữa cho bé. Thông thường bé sẽ trở nên biếng ăn, không thích nghi được với chế độ ăn mới nên thường dẫn tới tình trạng chậm lớn, còi cọc, phát triển chậm cả về thể chất lẫn trí tuệ… từ đó dẫn tới hệ quả suy dinh dưỡng, còi cọc, ảnh hưởng đến cả sự phát triển về sau của con trẻ.

Những bé bị suy dinh dưỡng, đề kháng kém nên dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc tiêu hoá. Từ đó, hình thành vòng bệnh luẩn quẩn từ suy dinh dưỡng, còi xương dẫn đến đề kháng suy giảm rồi dẫn đến nhiễm khuẩn, từ đó lại khiến trẻ suy dinh dưỡng, còi xương.

Lưu ý một số bệnh thường gặp khi cai sữa cho con Trẻ biếng ăn khi cai sữa có thể dẫn đến suy dinh dưỡng

Những lưu ý khi cai sữa cho con

Mẹ chỉ nên tiến hành cai sữa cho bé khi bé khỏe mạnh để trẻ dễ dàng thích nghi với những thay đổi mới, hạn chế tình trạng biếng ăn và còi xương ở trẻ.

Vẫn nên duy trì cho trẻ bú mẹ xen kẽ nếu giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình, nếu ăn dặm khiến trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy thì sữa mẹ sẽ giúp bé có kháng thể chống lại bệnh tật.

Nếu thời tiết xấu thì mẹ cũng không nên cai sữa cho trẻ: cai sữa trời nóng trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, còn nếu trời ẩm hay lạnh sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp.

Khi mẹ thấy ngực đau và căng sữa trong thời gian cai sữa cho con thì hãy dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, sau đó đặt vào ngực để ngực dần mềm rồi vắt sữa ra hoặc hút sữa cho thông sữa.

Trẻ sau khi cai sữa cần được ăn đủ chất, đặc biệt là chất đạm, chất béo và các loại rau quả.

Trên đây là một vài lưu ý khi cai sữa cho con mà các mẹ bỉm cần lưu ý. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả đặc biệt là các mẹ bỉm có thể vượt qua giai đoạn cai sữa cho trẻ một cách nhẹ nhàng.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)