Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bệnh máu loãng không chỉ khiến bạn khó cầm máu khi bị thương mà còn có thể ảnh hưởng tới các khớp, đôi khi gây tử vong. Vậy máu loãng là nhóm máu gì mà lại nguy hiểm đến vậy? Ai có thể bị bệnh này?

Khi bị bệnh máu loãng, bạn có thể sống chung với bệnh này mà không bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe nếu biết cách điều trị hay giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Hãy tham khảo bài viết để tìm hiểu về căn bệnh này như máu loãng là nhóm máu gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, quan trọng là điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao nhé!

Máu loãng là nhóm máu gì?

Máu loãng là nhóm máu gì? Có điều trị dứt điểm được không? 1 Máu loãng là nhóm máu gì? Thật ra đây là dạng bệnh lý

Nếu bạn thắc mắc “Máu loãng là nhóm máu gì?” thì câu trả lời là máu loãng không đặc thù bởi nhóm máu gì mà là một bệnh lý.

Bệnh máu loãng hay còn gọi là bệnh máu khó đông (Hemophilia) là một dạng rối loạn chảy máu di truyền. Người bệnh bị thiếu yếu tố đông máu hay nói cách khác là thiếu một số protein giúp đông máu. Ngoài 13 loại yếu tố đông máu còn có tiểu cầu, các tế bào máu nhỏ hình thành trong tủy xương cùng phối hợp để giúp máu dễ đông. Người mắc bệnh máu loãng di truyền một khiếm khuyết trong các gene quy định các yếu tố đông máu VIII, IX hoặc XI. Những gene này nằm trên nhiễm sắc thể X nên gene gây bệnh sẽ là một gene lặn liên quan đến nhiễm sắc thể X.

Bố không thể truyền bệnh loãng máu cho con trai của mình do gene gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể X trong khi con trai chỉ nhận nhiễm sắc thể Y từ bố. Do đó, con trai chỉ có thể nhận gene gây bệnh loãng máu từ mẹ.

Cho dù phụ nữ không mắc bệnh nhưng có một nhiễm sắc thể X mang gene gây bệnh sẽ có 50% cơ hội truyền gene này cho con trai hay con gái và có nguy cơ chảy máu cao hơn. Nam giới có nhiễm sắc thể X mang gene gây bệnh cũng có thể truyền gene này cho con gái.

Máu loãng là do đâu? Có tác hại gì?

Nguyên nhân gây bệnh máu loãng

Khi bạn bị chảy máu, các tiểu cầu sẽ tụ lại xung quanh vết thương để làm đông máu, từ đó giúp cầm máu. Sau đó, các yếu tố đông máu sẽ phối hợp với tiểu cầu để cầm máu vết thương triệt để. Nếu thiếu hụt hay không có các yếu tố đông máu này, bạn không thể cầm máu được.

Ngoài ra, dù hiếm gặp những vẫn có trường hợp chính hệ miễn dịch của người bệnh là nguyên nhân gây bệnh máu loãng khi sinh ra kháng thể tấn công các yếu tố đông máu VIII hoặc IX.

Mặt khác, một số dạng bệnh máu loãng xảy ra khi con cái nhận được các nhiễm sắc thể mang gene gây bệnh từ bố mẹ. 

Bệnh Hemophilia C là bệnh máu loãng dạng nhẹ do thiếu yếu tố đông máu XI, không liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính mà là do khiếm khuyết trong quá trình di truyền. Trong trường hợp này, khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nam và nữ đều giống nhau.

Các triệu chứng bệnh máu loãng

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt yếu tố đông máu mà mức độ triệu chứng của người bệnh khác nhau. Những người bị thiếu hụt nhẹ bị chấn thương có thể bị chảy máu. Những người bị thiếu hụt nặng có thể thường bị chảy máu không vì lý do gì hay còn gọi là chảy máu tự phát. Ở trẻ bị bệnh máu loãng, các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra lúc trẻ khoảng 2 tuổi.

Khi có các dấu hiệu của chảy máu tự phát sau đây, hãy đến bệnh viện để khám ngay:

Máu loãng là nhóm máu gì? Có điều trị dứt điểm được không? 2 Triệu chứng của bệnh máu loãng là xuất hiện vết bầm tím lớn

  • Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân chảy máu nhiều mà không rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện các vết bầm với kích thước lớn hoặc sâu mà không rõ nguyên nhân.
  • Sau khi tiêm vắc xin, bệnh nhân bị chảy nhiều máu và lâu.
  • Bệnh nhân hay chảy máu cam. Ngoài ra, xuất hiện máu trong nước tiểu và phân.
  • Người lớn tuổi bị đau nhức.
  • Trẻ nhỏ quấy khóc.
  • Đặc biệt, nếu người bệnh va chạm vào phần đầu sẽ nguy hiểm vì chỉ cần không cẩn thận có thể gây chảy máu vào não, đau đầu kéo dài, co giật thậm chí dẫn đến tử vong.

Không chỉ quan tâm máu loãng là nhóm máu gì, nhiều người còn quan tâm cách xử lý khi bị máu loãng ra sao. Bạn cần lưu ý những điều sau để ngăn ngừa các triệu chứng kể trên:

  • Học cách sơ cứu để ứng phó tình trạng chảy máu.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.
  • Nắm rõ các thông tin về bệnh để chủ động xử lý các tình huống.
  • Khi đi khám, luôn thông báo cho bác sĩ biết tình trạng bệnh của mình.

Những trường hợp cần cấp cứu ngay

Nếu có các triệu chứng sau, hãy cấp cứu ngay lập tức:

  • Đau cổ.
  • Nôn liên tục.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Nhìn mờ hoặc song thị.
  • Chảy máu liên tục từ một chấn thương.

Đặc biệt, khi bạn đang mang thai, các triệu chứng trên sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy hãy theo dõi sức khỏe cẩn thận trong lúc thai kỳ.

Bệnh máu loãng có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh máu loãng sẽ gây các biến chứng gồm:

  • Chảy máu trong.
  • Chảy máu thường xuyên làm tổn thương khớp, lâu ngày dẫn đến tàn tật.
  • Chảy máu trong não gây các triệu chứng thần kinh.
  • Khi truyền máu, sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng như viêm gan cao.

Phương pháp điều trị và ngăn ngừa bệnh máu loãng

Cách chẩn đoán bệnh máu loãng

Để chẩn đoán bệnh, bạn cần xét nghiệm máu, đo lượng yếu tố đông máu có trong máu. Sau khi phân loại mẫu máu sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt yếu tố đông máu:

Bệnh mức độ nhẹ: Yếu tố đông máu trong huyết tương từ 5 – 40%.

Bệnh mức độ trung bình: Yếu tố đông máu trong huyết tương từ 1 – 5%.

Bệnh mức độ nặng: Yếu tố đông máu trong huyết tương dưới 1%.

Máu loãng là nhóm máu gì? Có điều trị dứt điểm được không? 3 Để chẩn đoán bệnh máu loãng, bạn cần phải xét nghiệm máu

Cách điều trị bệnh máu khó đông

Dạng Hemophilia A (do thiếu hụt yếu tố đông máu VIII): Tiêm vào tĩnh mạch hormone desmopressin để kích thích các yếu tố chịu trách nhiệm cho quá trình đông máu.

Dạng Hemophilia B (do thiếu yếu tố đông máu IX): Truyền các yếu tố đông máu vào máu bệnh nhân. Yếu tố đông máu này có thể nhân tạo hay được hiến tặng từ một người khác.

Dạng Hemophilia C (do thiếu yếu tố đông máu XI): Truyền huyết tương. Việc truyền dịch có thể ngăn chặn quá trình chảy máu mức nặng.

Bạn cũng có thể được áp dụng vật lý trị liệu để phục hồi chức năng nếu khớp bị tổn thương do chứng chảy máu.

Phòng ngừa nguy cơ bệnh máu khó đông

Do bệnh máu loãng được truyền từ bố mẹ sang con và không có cách nào để dự đoán trước con bạn có mắc bệnh này hay không. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có thể kiểm soát một phần nguy cơ mắc bệnh. Ở những ca thụ tinh trong ống nghiệm, có thể kiểm tra trứng sau khi thụ tinh xem có mang gene gây bệnh máu loãng không.

Khám sức khỏe trước khi quyết định mang thai cũng có thể giúp bạn biết trước được con có nguy cơ bị bệnh máu loãng sau khi sinh.

Thật khó ngăn ngừa bệnh máu loãng do đây là một bệnh di truyền nhưng bạn vẫn có thể  giảm nhẹ và khắc phục các triệu chứng bệnh. Hãy duy trì lối sống lành mạnh kết hợp với kiểm soát các yếu tố nguy cơ, bạn sẽ không còn bị ám ảnh về căn bệnh máu loãng nữa.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)