Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hiện nay, việc trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi là điều mà các mẹ có con nhỏ luôn lo lắng vì thời điểm này, trẻ chưa được tiêm phòng vắc-xin sởi. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm thông tin về phòng ngừa sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi.

Lời khuyên phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi 1Tiêm vắc-xin ngừa sởi có thể hạn chế tử vong do virus sởi gây ra.

Mức độ nguy hiểm của bệnh sởi

Sởi là bệnh do virus sởi gây ra và có khả năng lây lan từ người người này qua người khác bằng con đường hô hấp. Nói về mức độ nguy hiểm của bệnh sởi, bệnh có khả năng gây tử vong cao và để lại các di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt sau này của người bệnh. Theo các con số thống kê của Tổ chức y tế, cứ 1000 người bị sởi thì có một người bị viêm não, 15% số bệnh nhân bị biến chứng viêm não này gây tử vong và khoảng 1/3 bị di chứng vĩnh viễn ở não.

Lời khuyên phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi 2Nên tiêm ngừa vắc-xin sởi cho trẻ theo lịch tiêm phòng khi trẻ đủ 9 tháng tuổi.

Có thể thấy được, nếu trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi thì đều có thể trở nặng hơn trẻ lớn vì sức đề kháng yếu. Con số mà trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi phải nhập viện có thể cao hơn tỷ lệ cộng đồng vì trẻ bị nặng mới phải vào viện.

Lời khuyên phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Thông thường trẻ dưới 9 tháng tuổi không được tiêm ngừa ở giai đoạn này. Bởi vì trong quá trình mang thai, người mẹ đã tiêm chủng sởi hoặc đã mắc sởi thì kháng thể sẽ truyền cho con trong thời kỳ bào thai, kháng thể sẽ duy trì đến 6 – 9 tháng. Do đó, cần phải xem tiền sử của mẹ trong thời gian thai kỳ và mẹ phải lưu ý trong thời gian thai kỳ cần tiêm chủng vắc-xin ngừa sởi để bào thai có kháng thể ngừa sởi.

Lời khuyên phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi 3Phụ nữ có thai trong quá trình thai kỳ nên tiêm vắc-xin ngừa sởi để con được sinh ra có kháng thể ngừa sởi trong 9 tháng đầu đời. Đây là biện pháp phòng ngừa sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hiệu quả nhất.

Theo đó, các biện pháp phòng ngừa sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi mà mẹ cần làm: 

  • Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu đến 6 tháng tuổi, bổ sung vitamin A, sắt theo tư vấn của cán bộ y tế.
  • Mẹ cần thực hiện tốt các vấn đề vệ sinh cá nhân, đặc biệt là bàn tay cho trẻ, bởi trẻ nhỏ thường có thói quen bỏ tay vào miệng.
  • Giữ gìn em bé trong môi trường sạch sẽ bằng cách mẹ nên vệ sinh nhà cửa, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm thấp để virus sởi không phát triển được.
  • Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với người lạ hoặc với môi trường mang mầm bệnh.

Mẹ cũng nên lưu ý giữ vệ sinh cá nhân cho người lớn trong nhà. Bởi vì người lớn tuy đã có miễn dịch sởi nhưng vẫn có nguy cơ bị lây virus sởi từ môi trường và đem virus đó về nhà truyền cho trẻ qua tiếp xúc như chạm tay, nựng em bé, ôm hôn,… Chính vì thế, khi thời điểm đang có nguy cơ bùng phát dịch như hiện nay, người lớn và trẻ em cần hạn chế tối đa đến môi trường có dịch bệnh, không tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc đang bị sởi. Trong trường hợp có tiếp xúc với môi trường dịch hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh sởi thì cần phải tắm rửa sạch sẽ, nhỏ mũi, súc nước muối loãng và tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 9 tháng tuổi trong vòng ba giờ.

Ánh Trần

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)