Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bọc răng sứ và niềng răng là những thành tựu đánh dấu sự phát triển của ngành nha khoa, giúp khắc phục nhiều vấn đề về răng như khấp khểnh, hở lợi, mất răng,… một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, liệu bọc răng sứ có niềng răng được không?

Trong khi phương pháp bọc răng sứ giúp bạn sở hữu một hàm răng trắng sáng, đều đẹp. Thì niềng răng chính là giải pháp giúp điều chỉnh những răng bị sai lệch về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn. Vậy sau khi bọc răng sứ có niềng được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc này nhé!

Trước khi tìm hiểu xem bọc răng sứ có niềng được không, bạn cần biết được lúc nào nên niềng răng cũng như đâu là trường hợp thích hợp để bọc sứ.

Khi nào nên niềng răng?

Niềng răng là một kỹ thuật chỉnh nha mang lại hiệu quả lâu dài, khắc phục triệt để nhiều vấn đề răng miệng như sai khớp cắn, răng lộn xộn, hô, móm,… Kỹ thuật này có thể tạo nên sự hài hoà, cân đối cho gương mặt của bạn. Sau khi niềng răng thành công, bạn sẽ có nụ cười tươi mới, hàm răng đều đặn. 

Tuy nhiên, phương pháp niềng răng khá bất tiện ở chỗ cần nhiều thời gian để dịch chuyển răng về vị trí đúng. Trong khi bọc răng sứ chỉ cần khoảng 3 ngày để hoàn tất toàn bộ quy trình chỉnh nha. Thì niềng răng sẽ cần ít nhất 1 năm để có được một nụ cười xinh. Đổi lại, hiệu quả của niềng răng mang lại thì bền lâu hơn, có thể duy trì suốt đời nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. 

Niềng răng là một kỹ thuật chỉnh nha mang lại hiệu quả lâu dài, khắc phục triệt để nhiều vấn đề răng miệng Niềng răng hiệu quả lâu dài, khắc phục triệt để nhiều vấn đề răng miệng

Chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng phù hợp với những trường hợp sau:

  • Răng chen chúc lộn xộn, răng mọc lệch.
  • Răng chìa ra ngoài nhiều (răng vẩu, răng hô).
  • Răng thụt vào trong (răng móm).
  • Khoảng cách giữa các răng lớn (răng thưa).
  • Mất răng hoặc thiếu răng khiến cho răng bị nằm nghiêng.
  • Răng bị lệch nhân trung.
  • Trường hợp sai lệch khớp cắn như khớp cắn sâu, cắn hở, cắn chéo.

Khi nào nên bọc răng sứ?

Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng của chúng ta nhanh chóng. Quy trình bọc răng sứ thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, không phức tạp như niềng răng.

Phương pháp này phù hợp đối với những trường hợp răng miệng có khiếm khuyết sau:

  • Răng bị nhiễm màu nặng trong một thời gian dài. Màu sắc của răng không thể cải thiện triệt để bằng phương pháp tẩy trắng răng.
  • Răng bị lệch lạc, hở kẽ ở mức độ nhẹ, không bắt buộc phải niềng răng để điều chỉnh.
  • Răng bị sâu nặng, viêm hoặc chết tủy răng thì sau khi điều trị nha chu, bạn nên bọc răng sứ.

Như vậy, với các trường hợp răng có khuyết điểm về mặt thẩm mỹ, khớp cắn không sai lệch thì rất phù hợp thực hiện phương pháp bọc răng sứ. Hiệu quả do bọc răng sứ có thể duy trì từ 5 – 20 năm tùy vào chất lượng loại sứ cũng như cách chăm sóc răng của bạn.

Nếu răng có khuyết điểm về mặt thẩm mỹ, khớp cắn không sai lệch thì rất phù hợp thực hiện phương pháp bọc răng sứ Phương pháp bọc răng sứ

Bọc răng sứ có niềng được không?

Với câu hỏi bọc răng sứ có niềng được không thì câu trả lời là vẫn có thể niềng được, tuy nhiên nha sĩ sẽ đánh giá dựa trên nhiều yếu tố dưới đây để đưa ra quyết định phù hợp với từng tình trạng răng của mỗi người:

Mô răng còn lại nhiều hay không?

Bọc sứ đồng nghĩa với việc răng thật bị mài đi, nếu răng còn lại sau mài vẫn còn nhiều thì bạn có cơ hội với điều trị niềng răng cao. Bởi vì khi niềng răng đã bọc sứ nha sĩ sẽ gắn mắc cài lên chiếc răng sứ và di chuyển răng thật bằng cách truyền lực thông qua răng sứ này. Chính vì truyền lực qua trung gian răng sứ nên nó có giới hạn di chuyển hạn chế hơn là gắn mắc cài trực tiếp trên răng thật.

Trong quá trình kéo dàn răng, răng sứ cũng có khả năng bị bật ra. Thậm chí sau khi niềng bạn phải thay lại toàn bộ răng sứ đã làm trước đó. Do đó, việc đánh giá lượng mô răng còn lại là rất quan trọng.

Răng sứ có làm kín khít đúng theo tiêu chuẩn hay không?

Nếu răng sứ không được làm kín khít hay dán dính tốt có thể bị bật ra trong quá trình kéo. Đồng thời răng kín khít cũng đảm bảo mô răng thật còn lại phía trong đủ chắc khỏe sau khi niềng.

Để đánh giá độ kín khít của răng bọc sứ nha sĩ sẽ dùng cây thăm khám rà vùng chân răng sứ xem có liên tục hay không. Nếu phát hiện có khe hở hay vùng sâu răng thì có thể bạn phải làm lại chiếc răng sứ tốt hơn mới bắt đầu niềng răng được.

Nha sĩ sẽ đánh giá một số chỉ số trực tiếp trên miệng của bệnh nhân nhằm quyết định niềng có khả quan không Nha sĩ quyết định niềng có khả quan không

Các răng bọc sứ có bị cứng khớp hay không?

Nha sĩ có thể đánh giá tình trạng cứng khớp dựa vào việc kiểm tra xem răng đã lấy tủy hay chưa, tiếng kêu khi gõ răng có đanh hay không. Lấy tủy là một trong những nguy cơ gây khó khăn cho quá trình niềng răng. Một số trường hợp tủy đã lấy hết cả hàm, răng bị mài cụt thì sẽ rất khó niềng thành công. 

Giới hạn răng có thể di chuyển theo kế hoạch?

Đối với các trường hợp bị móm, hô nặng phải kéo răng với quãng dài thì nha sĩ cũng cần xem xét có khả năng thực hiện được. Sao cho sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân vẫn có một chân răng khỏe mạnh trong xương hàm mà không bị tiêu chân hay bật chân răng ra khỏi xương hàm.

Như vậy qua những nội dung phân tích tên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Bọc răng sứ có niềng được không?”. Nha sĩ sẽ đánh giá một số chỉ số trực tiếp trên miệng của bệnh nhân nhằm quyết định niềng có khả quan không, sau niềng có làm răng yếu đi hay không.

Bạn cũng cần phải xác định rằng sau niềng sẽ phải làm lại răng sứ. Bởi vì qua quá trình kéo sẽ làm răng sứ bị yếu đi, và thao tác gắn mắc cài trực tiếp lên răng sứ cũng làm bề mặt răng sứ không còn trơn láng, thẩm mỹ nữa.

Hy vọng với bài viết “Bọc răng sứ có niềng được không?” sẽ giúp các bạn sẽ có những quyết định đúng đắn khi có ý định chỉnh nha thẩm mỹ hàm răng. Dù đã làm bọc răng sứ vẫn có thể niềng răng nhưng nha sĩ luôn đánh giá kỹ lưỡng và muốn bạn có lựa chọn đúng ngay từ đầu để không có làm tăng chi phí điều trị cũng như làm tổn hại đến răng thật.

Ngọc Hà

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)