Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi, việc thực hiện nghiêm chỉnh lịch khám thai 3 tháng cuối theo chỉ định của bác sĩ là cực kỳ quan trọng. Các mẹ bầu nên lên kế hoạch, ghi nhớ và thăm khám định kỳ một cách đầy đủ.

Ba tháng cuối là thời điểm mà các mẹ bầu cần quan tâm đến sức khỏe của mình và thai nhi hơn bao giờ hết. Vậy nên không có gì an toàn hơn việc khám thai theo đúng lịch hẹn của các bác sĩ chuyên khoa.

Mục đích của việc siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ

Siêu âm vào thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ là điều cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của thai nhi sau này. Sau đây là những lý do đáng chú ý giúp bạn ý thức được tầm quan trọng của việc siêu âm thai ở giai đoạn này:

  • Giúp mẹ bầu và người nhà có thể nắm bắt được sự phát triển của thai nhi và nhau thai.

  • Siêu âm sẽ cho các bác sĩ thông tin cần thiết về vị trí nhau thai, đánh giá ngôi thai, trọng lượng nước ối,… để nhận thấy có sự bất thường và kịp thời hỗ trợ.

  • Cũng từ kết quả thăm khám này mà các bác sĩ có thể tư vấn và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cho các mẹ bầu.

  • Những kết quả siêu âm hay thậm chí là xét nghiệm chỉ có tính chính xác theo thời gian xác định. Vậy nên, việc siêu âm vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe của thai nhi và các mẹ bầu một cách toàn diện nhất!

Ba tháng cuối là quãng thời gian các mẹ có xu hướng tăng cân rất nhanh có sự biến chuyển về mặt tâm sinh lý như mệt mỏi, dễ cáu gắt,… Các nghiên cứu cũng cho biết, những mẹ bầu không tuân thủ lịch khám thai định kỳ sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi gấp 3 lần so với những người đến thăm khám sức khỏe của bác sĩ đúng hẹn. 

Lịch khám thai 3 tháng cuối mà các mẹ bầu nên nhớ 1 Khám thai là điều kiện tiên quyết bảo vệ sức khỏe của thai nhi.

Lịch khám thai 3 tháng cuối mà các mẹ bầu nên nhớ

Sau đây là kế hoạch lịch khám thai 3 tháng cuối mà các mẹ bầu cần tuân thủ:

Lịch khám thai vào tuần 28 – 32

Đây là thời điểm khám thai đều đặn cứ mỗi tuần một lần để chẩn đoán được ngôi thai, đo độ dài của tử cung, tình trạng nước ối cũng như chiều dài và trọng lượng thai nhi,… 

Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu cũng được chỉ định để đo lường huyết áp và chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ nếu có. Ngoài ra, các mẹ sẽ được tiêm ngừa vắc-xin uốn ván để ngăn ngừa bệnh uốn ván rốn cho thai nhi. 

Lịch khám thai vào tuần 32 – 36

Vào giai đoạn này, tần suất siêu âm sẽ dày đặc hơn với 2 lần/tuần. Các bác sĩ sau khi xác định được chính xác ngôi thai sẽ hướng dẫn cho bạn cách xoay ngôi thai như thế nào. Sau đó thực hiện những đánh giá như những lần khám trước nhưng sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Xét nghiệm nước tiểu tiếp tục được chỉ định để đo lường lượng đường trong màu và kiểm tra nhiễm trùng tiết niệu – sinh dục.

Lịch khám thai vào tuần 36 – 39

Kiểm tra những bất thường có thể xảy ra đối với mẹ và thai nhi cũng như các dấu hiệu sắp sinh. Thông qua các chỉ số sinh học như vòng đầu, vòng bụng, chiều dài xương đùi của thai nhi mà các bác sĩ sẽ ước lượng cân thai.

Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST): Đây là một xét nghiệm giúp xác định thai nhi có nhận đủ được lượng oxy hay không.

Lịch khám thai vào sau tuần 39

Vì đây là thời gian gần nhất với giai đoạn chuyển dạ, việc thăm khám thai sẽ được thực hiện mỗi 3 ngày/lần. Các mẹ bầu sẽ phải chụp X-quang khung chậu để kiểm tra. Đây cũng là thời điểm quan trọng để các bác sĩ đánh giá sinh thường hay sinh mổ và dặn dò những điều cần lưu ý trong quá trình chuyển dạ cho các mẹ bầu và người thân.

Lịch khám thai 3 tháng cuối mà các mẹ bầu nên nhớ 2 Mẹ bầu cần nắm chắc lịch khám thai 3 tháng cuối cùng của thai kỳ.

Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên làm gì?

Việc tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám thai 3 tháng cuối sẽ giúp bạn dự đoán được ngày chuyển dạ một cách chính xác hơn. Nếu có dấu hiệu sắp sinh, bạn cần phải giữ tinh thần bình tĩnh và bắt đầu thực hiện một số điều sau:

  • Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để xác định được chính xác thời điểm cần nhập viện hay là chưa. Nếu đã tới thời điểm nhập viện, người thân cần chuẩn bị một số giấy tờ và làm theo các chỉ dẫn của các y tá và bác sĩ.

  • Một điều quan trọng là các mẹ bầu nên tập làm quen và thích nghi với các cơn đau. Nếu cơn gò chuyển dạ ngày một đau thì đó chính xác là dấu hiệu con bạn đang đến gần với thế giới của bạn hơn.

  • Tập kiểm soát hơi thở, di chuyển nhẹ nhàng và dần thả lỏng cơ thể để dẹp tan những cảm giác lo lắng, mất bình tĩnh.

Lịch khám thai 3 tháng cuối mà các mẹ bầu nên nhớ 3 Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu cần làm gì?

Tùy theo tình trạng thai nhi của mỗi người mà lịch khám thai 3 tháng cuối sẽ được các bác sĩ điều chỉnh sao cho phù hợp. Nhưng dù có thay đổi như thế nào đi chăng nữa, việc tuân theo lịch khám được chỉ định từ các bác sĩ trong giai đoạn này nên được ưu tiên hàng đầu.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)