Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hội chứng thiếu máu xảy ra khi lượng huyết sắc tố trong máu ngoại vi và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi giảm dẫn đến không thể cung cấp oxy cho các mô, tế bào trong cơ thể và lượng huyết sắc tố giảm có ý nghĩa quan trọng nhất.

Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Hưng Thịnh sẽ trình bày chi tiết về hội chứng thiếu máu, nguyên nhân, dấu hiệu kèm theo các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Hội chứng thiếu máu là gì?

Thiếu máu là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng một người có lưu lượng tế bào hồng cầu ít hơn so với bình thường.

Ngoài ra, một người cũng có thể mắc hội chứng thiếu máu nếu các tế bào hồng cầu không mang đủ huyết sắc tố (hemoglobin) thiết yếu. Đây là một loại protein giàu chất sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các mô khác trong cơ thể, thiếu huyết sắc tố có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt và đau đầu. 

Hội chứng thiếu máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 1Thiếu máu dẫn đến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu

Theo các bác sĩ, thiếu máu là tình trạng sức khỏe cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, làm suy giảm chức năng của các cơ quan, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chúng có thể bao gồm:

  • Suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

  • Các biến chứng khi mang thai, bao gồm cả sinh non.

  • Các vấn đề về tim mạch.

  • Thiếu máu não.

  • Tử vong.

Các nguyên nhân gây thiếu máu

Một người mắc hội chứng thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ phân loại tình trạng này thành 3 nhóm chính:

Thiếu máu do mất máu

Chảy máu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu và có thể do:

  • Các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét, ung thư dạ dày…

  • Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).

  • Rối loạn kinh nguyệt gây chảy máu quá nhiều.

  • Các biến chứng của chấn thương vật lý hoặc phẫu thuật.

Thiếu máu do số lượng hồng cầu suy giảm hay do tế bào hồng cầu suy yếu

Tủy xương là một mô mềm, xốp, đóng vai trò thiết yếu trong việc sản xuất các tế bào máu. Một số bệnh ảnh hưởng đến chức năng tủy xương là:

  • Bệnh bạch cầu (leukemia).

  • Thiếu máu bất sản.

  • Tan máu bẩm sinh (thalassemia).

  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Mặt khác, các tế bào hồng cầu bị suy yếu hoặc suy giảm gây thiếu máu cũng có nguy cơ xuất phát từ việc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Bao gồm:

Thiếu máu do tăng hủy hồng cầu

Vòng đời của một tế bào hồng cầu là 120 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể “chết” trước khi hoàn thành vòng đời tự nhiên do một số yếu tố, bao gồm:

  • Thiếu máu tan máu tự miễn.

  • Nhiễm trùng.

  • Tác dụng phụ của kháng sinh.

  • Tăng huyết áp ác tính.

  • Các biến chứng của ghép mạch máu hoặc van tim.

  • Hậu quả của bệnh gan hoặc thận.

  • Hậu quả từ độc tố của nọc rắn, nhện.

Người mắc hội chứng thiếu máu thì có biểu hiện như thế nào?

Thiếu máu có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, những người sau đây có nguy cơ mắc hội chứng thiếu máu cao hơn:

  • Trẻ sinh non.

  • Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi.

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc sau khi sinh.

  • Những người áp dụng thực đơn ăn uống thiếu khoa học, ít vitamin và khoáng chất.

  • Bệnh nhân thường xuyên dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, chẳng hạn như Ibuprofen.

  • Tiền sử gia đình bị thiếu máu di truyền (chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc thiếu máu tán huyết).

  • Người bị rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

  • Người mắc các bệnh mãn tính như AIDS, tiểu đường, bệnh thận, ung thư, viêm khớp dạng thấp, suy tim, bệnh gan…

Hội chứng thiếu máu là hội chứng phổ biến của nhiều rối loạn, đặc biệt là rối loạn về máu. Chẩn đoán, phân loại và nguyên nhân của các hội chứng thiếu máu nên dựa trên các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm, nhưng các quyết định chủ yếu nên dựa trên xét nghiệm. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng lâm sàng sau:

Triệu chứng cơ năng 

Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như ù tai, hoa mắt, chóng mặt. Đặc biệt nếu thiếu máu nhiều có thể bị ngất lịm. Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu kỉnh), tê bì chân tay, giảm khả năng gắng sức về tinh thần và thể chất. Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim. Chán ăn, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Hội chứng thiếu máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 2Những triệu chứng có thể xảy ra khi bạn có hội chứng thiếu máu

Triệu chứng thực thể

Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Hoặc có thể kèm theo vàng da, niêm mạc nếu là thiếu máu tán huyết. Ngoài ra, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hóa sắt, có thể kèm theo sạm da và niêm mạc, đặc biệt là ở những vùng da trắng mỏng như mặt và lòng bàn tay, niêm mạc mắt, môi, lưỡi và vòm miệng…

Lưỡi nhợt nhạt, hoặc vàng nhạt trong tán huyết, lưỡi bẩn khi nhiễm khuẩn, đỏ và dày lên khi thiếu máu Biermer. Gai lưỡi mòn hoặc mất đi để lại mặt lưỡi nhẵn bóng và có thể có vết ấn răng (thường gặp trong bệnh thiếu máu mạn tính và ngược sắc).

Rụng tóc, móng giòn, dễ gãy, gốc móng phẳng hoặc lõm, màu đục, có khía, giòn… 

Khi thiếu máu có thể khiến tim đập nhanh hơn và có tiếng thổi tâm thu do thiếu máu cục bộ. Hội chứng thiếu máu nếu để lâu không được nhận biết và điều trị có thể dẫn đến suy tim rất nguy hiểm.

Các phương pháp chẩn đoán thiếu máu

Trên lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu dựa vào các dấu hiệu đã kể trên. Về cận lâm sàng, chẩn đoán hội chứng thiếu máu dựa trên kết quả công thức máu, hàm lượng axit folic/ferritin/tủy xương.

Công thức máu: Dựa trên nồng độ huyết sắc tố trong máu, đó là:

  • Dưới 13 g/dl (130 g/l) ở nam giới.

  • Dưới 12 g/dl (120 g/l) đối với nữ giới.

  • Dưới 11 g/dl (110 g/l) ở người cao tuổi.

Giảm nồng độ ferritin, hàm lượng axit folic hoặc vitamin B12 thấp, tủy giảm sinh.

Các phương pháp điều trị thiếu máu

Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp từng bệnh nhân dựa trên dạng thiếu máu, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu bất sản: Sử dụng thuốc theo toa, truyền máu hoặc cấy ghép tủy xương là những lựa chọn điều trị quen thuộc. 

  • Thiếu máu tán huyết tự miễn: Có thể cần dùng thuốc ức chế miễn dịch để kiểm soát tình trạng này. 

  • Chảy máu: Thiếu máu do chảy máu có thể phải phẫu thuật để chữa lành các mao mạch bị tổn thương. 

  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: Điều trị bệnh hồng cầu hình liềm có thể bao gồm thuốc giảm đau, bổ sung axit folic, kháng sinh cách quãng hoặc liệu pháp oxy. 

  • Tan máu bẩm sinh: Tình trạng này thường không cần điều trị, những trường hợp nặng có thể phải truyền máu, ghép tủy hoặc phẫu thuật. 

  • Đối với bệnh thiếu máu do thiếu sắt, vitamin B12, axit folic… việc cải thiện chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết.

Hội chứng thiếu máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 3Việc cải thiện chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết với các bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc Hưng Thịnh chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán hay chữa bệnh. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán xác định, tìm ra nguyên nhân gây ra hội chứng thiếu máu và điều trị bệnh hiệu quả.

Ánh Vũ

Nguồn: Hellobacsi.com, Suckhoedoisong.vn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)