Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang, biểu hiện sự hoạt động quá mức của bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ… Hội chứng bàng quang kích thích gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.

Thống kê cho thấy có tới 30% nam giới và 40% nữ giới ở Mỹ mắc hội chứng bàng quang kích thích. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không ý thức được hoặc ngại chia sẻ khiến cuộc sống bị ảnh hưởng hoặc bị biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng bàng quang kích thích: Nhận biết, nguyên nhân và điều trị 1Hội chứng bàng quang kích thích gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh

Hội chứng bàng quang kích thích là gì?

Bàng quang kích thích là tình trạng bàng quang co bóp vào những thời điểm không thích hợp, thường gây ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay và nếu nhịn tiểu dễ bị són tiểu.

Hội chứng bàng quang kích thích là tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm… nhưng không có nhiễm trùng tiểu hoặc các tình trạng bệnh lý rõ ràng khác.

Hội chứng bàng quang kích thích không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cản trở sinh hoạt hàng ngày, học tập và làm việc. Đồng thời, bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân trẻ tuổi, có thể bị ảnh hưởng tâm lý, suy giảm tinh thần.

Hàng triệu người trên thế giới hiện đang mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, hơn 50% bệnh nhân phải âm thầm chịu đựng tình trạng này hàng tháng, có khi hàng năm vì xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện điều trị.

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích xảy ra do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân này khiến cơ bàng quang co thắt quá mức và mất phối hợp giữa cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo:

  • Rối loạn thần kinh như trong bệnh Parkinson, đột quỵ, đau cơ xơ hóa, chấn thương tủy sống, đái tháo đường…

  • Bất thường trong bàng quang, chẳng hạn như khối u hoặc sỏi bàng quang.

  • Các yếu tố cản trở dòng chảy của bàng quang, chẳng hạn như u tuyến tiền liệt hoặc các tác động điều trị vùng khung chậu.

  • Uống quá nhiều cà phê hoặc đồ uống có cồn.

Trong một số trường hợp, có thể không xác định được nguyên nhân.

Triệu chứng khi mắc hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích biểu hiện với các triệu chứng như:

  • Tiểu nhiều: Người bệnh có tần suất đi tiểu trên 8 lần/ngày mặc dù hạn chế lượng nước uống.

  • Tiểu gấp: Rối loạn chức năng co bóp khiến các cơ bàng quang bắt đầu co bóp khi nước tiểu tích tụ trong bàng quang, khiến bệnh nhân cảm thấy cần đi tiểu ngay lập tức.

  • Tiểu không tự chủ: Hoạt động bất thường của hệ thần kinh thực vật khiến người bệnh mất kiểm soát việc tiểu tiện.

  • Tiểu đêm: Triệu chứng đặc trưng của hội chứng này, thường biểu hiện bằng tình trạng tiểu đêm nhiều hơn 2 lần/đêm, gây rối loạn giấc ngủ, tinh thần sa sút.

Hội chứng bàng quang kích thích: Nhận biết, nguyên nhân và điều trị 2Người bệnh mắc hội chứng bàng quang kích thích bị mất ngủ và stress

Các đối tượng dễ mắc hội chứng bàng quang kích thích

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng bàng quang kích thích bao gồm:

  • Lớn tuổi.

  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

  • Bệnh lý thần kinh: Bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não…

  • Các bệnh về đường tiết niệu: Sỏi bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến…

  • Mang thai nhiều lần.

Các biện pháp chẩn đoán

Hội chứng bàng quang kích thích thường được chẩn đoán khi có triệu chứng tiểu gấp, kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng sau: Tiểu nhiều lần, tiểu đêm hoặc tiểu không tự chủ.

Điều quan trọng cần lưu ý là phải loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương bệnh lý tại chỗ hoặc các yếu tố chuyển hóa liên quan có thể gây ra các triệu chứng trên như:

  • Hội chứng đường tiểu dưới.

  • Các bệnh nội khoa: Đái tháo đường, suy tim sung huyết, bệnh thần kinh, táo bón mãn tính…

  • Các loại thuốc đang dừng: Thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp…

  • Chế độ ăn uống: Uống quá nhiều cà phê, uống quá nhiều nước…

Ở những bệnh nhân mắc chứng tiểu không tự chủ, điều quan trọng là phải phân biệt giữa ba loại chính để có hướng điều trị thích hợp: Tiểu không tự chủ gấp, tiểu không tự chủ khi gắng sức và tiểu không tự chủ hỗn hợp. Tiểu không tự chủ khi gắng sức chủ yếu được điều trị bằng ngoại khoa, trong khi tiểu không tự chủ gấp chủ yếu được điều trị bằng nội khoa.

Điều trị hội chứng bàng quang kích thích như thế nào?

Nguyên nhân chính của hội chứng bàng quang kích thích là do cơ bàng quang bị suy yếu khiến bàng quang co bóp bất thường. Do đó, cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này là tăng cường sức khỏe của các cơ bàng quang để tăng lượng nước tiểu có thể chứa đựng. Dựa trên nguyên tắc này, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

  • Kê đơn thuốc chống co thắt cơ trơn: Nên lựa chọn các loại kháng sinh dựa trên kết quả kháng sinh đồ để giảm sự kích thích bàng quang.

  • Ngoài ra, cần rèn luyện cơ vùng chậu (xoa bụng dưới, co duỗi chân, yoga, bài Kegel vận động toàn thân…). Phương pháp này hiệu quả và không có tác dụng phụ nên là lựa chọn hàng đầu để điều trị hội chứng bàng quang kích thích.

  • Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ cay, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống kích thích bàng quang như cà phê, chè, rượu, bia…

  • Giảm cân nếu thừa cân.

  • Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Mục tiêu là để cải thiện lượng nước tiểu được chứa trong bàng quang.

  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày. 

Hội chứng bàng quang kích thích: Nhận biết, nguyên nhân và điều trị 3Tập yoga có thể giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng bàng quang kích thích

Cần làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc hội chứng bàng quang kích thích?

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể phần nào giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Việc lựa chọn uống bao nhiêu nước và uống khi nào là rất quan trọng. Giảm lượng chất lỏng hấp thu được coi là cách tốt nhất để kiểm soát lượng nước tiểu, nhưng lượng nước uống quá ít có thể làm tăng cao hơn tình trạng tích tụ nước tiểu. Điều này có thể gây kích ứng bàng quang và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. 

  • Hạn chế các thức uống có thể khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều: Đồ uống chứa nhiều caffein, chẳng hạn như soda, cà phê, nước tăng lực và trà. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm lượng caffein xuống dưới 100mg mỗi ngày có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn nên hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia…

  • Tránh các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bàng quang kích thích: Thực phẩm có tính axit như cam, chanh, bưởi, nho và cà chua. Chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin và các chất làm ngọt nhân tạo khác được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm cũng như đồ uống. Thực phẩm mặn khiến cơ thể giữ nước, khiến bạn khát nước, uống nhiều nước hơn và kích thích bàng quang hoạt động quá mức..

Hội chứng bàng quang kích thích là một trong những hội chứng phổ biến nhất, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, mỗi người hãy có ý thức chăm sóc sức khỏe và đến bệnh viện chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường để được hướng dẫn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec.com, Suckhoedoisong.vn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)