Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhìn con bạn chịu đau đớn khi phải chống chọi với những lần điều trị ung thư là một việc cực kỳ khó khăn. Bài viết này sẽ giúp bạn học cách hiểu nhau và làm dịu cơn đau cho trẻ.

Kiểm soát, giảm cơn đau là một phần rất quan trọng của điều trị ung thư. Trong quá trình điều trị, trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn, đỡ căng thẳng hơn nếu không phải chịu đựng những cơn đau. Đau có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch, làm kéo dài thời gian cơ thể cần để hồi phục, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng nguy cơ trầm cảm.

Những nguyên nhân gây đau

Những nguyên nhân dưới đây có thể gây đau cho trẻ trong quá trình điều trị:

  • Các phương pháp điều trị, ví dụ như phẫu thuật.

  • Các thủ thuật, ví dụ như chọc hút hoặc sinh thiết tủy xương.

  • Lấy máu hoặc tiêm bằng kim tiêm.

  • Các tác dụng phụ, ví dụ như loét miệng, táo bón hoặc tiêu chảy.

  • Ung thư, ví dụ như trong trường hợp khối u chèn ép vào các dây thần kinh hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Nhận biết cơn đau của con trong quá trình điều trị ung thư

Trẻ lớn có thể nói với bố mẹ về những cơn đau của mình, tuy nhiên những bé chưa tập nói khi thấy con có gì bất ổn, trẻ có thể đang bị đau, hãy nói với bác sỹ. Các dấu hiệu của đau thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi.

Với những trẻ nhỏ: Những em bé và trẻ nhỏ thể hiện sự khó chịu qua việc khóc khi bị chạm vào. Trẻ cũng có thể khóc nhiều hơn thường xuyên hay có sự thay đổi về tiếng khóc. Các dấu hiệu khác như không thể dỗ được trẻ nín hoặc không thể giao tiếp hay tiếp xúc với trẻ. Ngoài ra, sự thay đổi trong thói quen ăn và ngủ, kéo mạnh một phần cơ thể cũng có thể là các dấu hiệu chỉ ra rằng trẻ đang bị đau.

Với những trẻ lớn hơn: Những trẻ lớn thường sẽ nói với bạn nếu chúng bị đau. Tuy nhiên, một vài trẻ không muốn cho bạn biết rằng chúng bị đau vì sợ làm bạn lo lắng. Khi bị đau, chúng có thể nhăn nhó, rên rỉ hay nhăn mặt. Mắt của trẻ có thể đỏ hoặc sưng do khóc. Hãy khuyến khích trẻ nói với bạn hay bác sỹ về những cơn đau.

Những chuyên gia về đau có thể là bác sỹ ung thư, bác sỹ gây mê, bác sỹ thần kinh, bác sỹ phẫu thuật, bác sỹ tâm thần, chuyên gia tâm lý học, y tá hay dược sĩ. Những chuyên gia về âm nhạc trị liệu hay nghệ thuật trị liệu hoặc những chuyên gia châm cứu, liệu pháp phản hồi sinh học, liệu pháp xoa bóp hay thôi miên cũng có thể giúp điều trị giảm bớt cơn đau. Những chuyên gia này thường sẽ làm việc trong cùng một nhóm chăm sóc đau hoặc chăm sóc giảm nhẹ nhằm đánh giá cơn đau của trẻ và xây dựng kế hoạch quản lý đau cho trẻ.

Cơn đau của con trong quá trình điều trị ung thư Cơn đau của con trong quá trình điều trị ung thư

Kiểm soát cơn đau

Mỗi trẻ cần một kế hoạch kiểm soát cơn đau riêng, phụ thuộc vào độ tuổi, loại điều trị và tác dụng phụ. Những thuốc được kê đơn như ibuprofen (với biệt dược là Advil) hoặc acetaminophen (với biệt dược là Tylenol) có thể làm giảm cơn đau và là những lựa chọn phù hợp đầu tiên. Những thuốc opioid có thể được chỉ định nếu các thuốc trên không hiệu quả. Việc không cho trẻ đủ thuốc giảm đau dẫn tới cơn đau không được ngăn chặn.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, một số phương pháp khác cũng có thể giúp trẻ giảm đau:

  • Phân tâm và thư giãn: Chơi trò chơi, nghe hoặc đọc sách, xem phim có thể đánh lạc hướng trẻ khỏi những cơn đau. Các hoạt động như âm nhạc, các bài tập thở hoặc thổi bong bóng phần nào giúp trẻ thư giãn, từ đó giúp giảm đau, căng thẳng và căng cơ.

  • Các phương pháp bổ sung như xoa bóp hoặc châm cứu: Những phương pháp này có thể rất hiệu quả trong điều trị giảm đau.

  • Liệu pháp nhiệt và lạnh: Một miếng đệm nóng giúp thư giãn cơ và giảm đau. Các túi chườm lạnh giúp giảm sưng và đau.

  • Tập thể dục: Đi bộ và các bài tập nhẹ nhàng khác làm tăng lưu lượng máu và tăng endorphin (các chất do cơ thể tạo ra một cách tự nhiên nhằm làm giảm đau và mang lại cảm giác hạnh phúc).

  • Ngủ: Nghỉ ngơi tốt giúp làm giảm mức độ đau của trẻ và cải thiện cảm giác hạnh phúc của chúng.

Chơi trò chơi giúp trẻ thư giãn, giảm cơn đau khi điều trị ung thư Chơi trò chơi giúp trẻ thư giãn, giảm cơn đau khi điều trị ung thư

Giúp trẻ giảm đau tại nhà?

Dưới đây là một số cách bạn có thể làm để giúp trẻ giảm đau khi ở nhà:

  • Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn của bác sỹ: Bạn có thể được yêu cầu đo nhiệt độ và kiểm tra với bác sỹ trước khi cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Điều này được lý giải là do một vài loại thuốc giảm đau có tác dụng hạ sốt, làm che đậy dấu hiệu này (là một dấu hiệu của nhiễm trùng).

  • Cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau đã được kê đơn: Hãy đảm bảo rằng trẻ sử dụng đúng liều lượng và đúng thời gian, đừng trì hoãn hoặc chờ tới khi triệu chứng đau của trẻ trở nên tồi tệ mới cho thuốc giảm đau. Khoảng thời gian quá lâu giữa các liều thuốc có thể khiến thời gian cơn đau biến mất lâu hơn hoặc cần phải sử dụng liều lượng cao hơn mới có thể giảm đau.

  • Tìm hiểu về những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể gây buồn ngủ, cảm giác khó chịu ở dạ dày, táo bón hay chướng bụng. Những tác dụng phụ này giảm dần theo thời gian, tuy nhiên, nhóm chăm sóc sức khỏe của trẻ phải luôn luôn được thông báo về các triệu chứng này.

  • Sử dụng thang điểm đau: Hãy hỏi bệnh viện về thang điểm giảm đau phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Hãy hỏi trẻ những câu hỏi như: Con đau ở đâu? Cơn đau như thế nào? Cơn đau tồi tệ ra sao? Cơn đau bắt đầu từ lúc nào?

  • Theo dõi mức độ đau của trẻ: Giữ một bản ghi theo dõi về cơn đau giúp nhóm chăm sóc sức khỏe phát triển một kế hoạch kiểm soát đau phù hợp cho trẻ. Mang nó theo bên bạn khi đến các cuộc hẹn với bác sỹ. Giữ chúng dưới dạng biểu bồ hoặc ghi chú, hãy viết các thông tin như:

    • Ngày và giờ trẻ bị đau.

    • Mức độ đau của trẻ khi đã dùng thuốc.

    • Loại thuốc và liều lượng thuốc giảm đau được sử dụng.

    • Thời gian cơn đau biến mất hoặc thời gian sử dụng thuốc trở lại.

    • Những tác dụng phụ hoặc những vấn đề khác gây ra do thuốc giảm đau.

Giảm đau tại nhà cho trẻ em điều trị ung thư Giảm đau tại nhà cho trẻ em điều trị ung thư

Khi nào nên gọi cho bác sỹ?

Liên lạc với bác sỹ của con bạn ngay nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng và bạn không thể làm giảm nó. Đau không kiểm soát được là một cấp cứu y tế.

Gọi cho bác sỹ nếu:

  • Đau không giảm hoặc không biến mất với thuốc giảm đau.

  • Đau khiến trẻ khó ăn, ngủ hoặc chơi.

  • Trẻ mới xuất hiện đau.

Ly Nguyễn

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)