Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hiểu về sự hình thành sỏi thận giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. Bạn hiểu về cơ chế hình thành sỏi giúp ngăn ngừa tác nhân gây bệnh và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Giải mã sự hình thành sỏi thận và nguyên nhân gây bệnh sỏi thận 1

Bạn có biết cơ chế hình thành sỏi thận không?

Các thuyết về sự hình thành sỏi thận

Có nhiều nghiên cứu về sự hình thành sỏi thận, tuy nhiên sỏi thận được hình thành như thế nào đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy có nhiều giả thuyết đưa ra về quá trình hình thành sỏi đường tiết niệu, nhưng vẫn chưa có thuyết nào giải thích thật sự thích đáng.

Theo các chuyên gia thì các loại sỏi tiết niệu đều được hình thành từ nhân ban đầu. Những nhân này gắn kết với các tinh thể xung quanh, tích tụ lâu ngày để lớn dần và tạo nên những triệu chứng lâm sàng.

Giải mã sự hình thành sỏi thận và nguyên nhân gây bệnh sỏi thận 2

Các thuyết về sự hình thành sỏi thận đều xoay quanh quá trình kết tinh và tích tụ.

Có hai thuyết được Hội đồng khoa học đưa ra nhằm giải thích cơ chế hình thành sỏi, đó là Thuyết hạt tự do (Free particle) và Thuyết hạt cố định (Fixed particle):

  • Thuyết hạt tự do cho rằng tình trạng tăng bài tiết các chất kết tủa đến mức bão hòa dẫn đến hiện tượng kết tinh. Những tinh thể này di chuyển trong đường tiết niệu và bị bẫy lại ở những vị trí hẹp lâu ngày tiếp tục lớn lên thành sỏi. Thuyết này dựa trên cơ sở sự gia tăng nồng độ ion, acid và các muối trong nước tiểu làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

  • Thuyết hạt cố định cho rằng ban đầu là sự lắng đọng của muối trong tế bào ống thận hoặc mô kẽ thận. Các mô và tế bào bị phá hủy ở đây để lộ tinh thể tạo thành nhân gắn kết với vị trí ấy. Các nhân này tiếp tục lớn dần do kết tinh tinh thể, sau đó bong ra và di chuyển trong đường tiết niệu. Thuyết này dựa trên hiện tượng lắng đọng muối trong mô kẽ thận và tế bào ống thận.

Mỗi lý thuyết đều nhấn mạnh đến vị trí cũng như cơ chế của sự hình thành sỏi thận. Cả hai thuyết đều được chấp nhận và là khởi đầu của quá trình tạo sỏi dựa trên sự hình thành của tinh thể muối trong nước tiểu.

Cơ chế hình thành sỏi thận

Các tinh thể nhân sỏi thận hình thành liên quan đến nồng độ các chất hoạt hóa (hoặc ức chế) và sự bão hòa các chất có trong nước tiểu.

Nồng độ các chất hoạt hóa tăng và tinh thể kết tinh tạo thành nhân sỏi. Các chất hoạt hóa xuất hiện làm kích hoạt quá trình kết tinh chất hòa tan trong nước tiểu. Các chất hoạt hóa được phát hiện là: các phức hợp của protein-carbohydrate (mucoprotein), các phức hợp polyme hóa giống như protein-polysaccharide, dạng polyme của protein Tamm-Horsfall, các protein acid có chứa game-carboxyglutamic acid, aspartic hoặc glutamic acid. Chất hoạt hóa gây hình thành và tích lũy tinh thể tạo thành những viên sỏi lớn dần trong đường tiết niệu.

Giải mã sự hình thành sỏi thận và nguyên nhân gây bệnh sỏi thận 3

Nồng độ chất hoạt hóa tăng kích hoạt quá trình kết tinh tạo sỏi thận.

Bên cạnh lý thuyết hoạt hóa, lý thuyết chất ức chế cho rằng các tinh thể kết tinh và lớn dần do sự thiếu vắng các chất ức chế cần thiết. Chất ức chế trong nước tiểu có vai trò ngăn cản sự hình thành các loại tinh thể như: hydrophilic colloid, glycoprotein acid, peptide acid, phosphopeptide và gamma-carboxyglutamic acid. Polyanion được xem là chất ức chế quá trình hình thành các tinh thể muối canxi như citrat, pyrophosphate, nucleotide polyphosphate hay phospho citrate. Ngoài ra, một số chất ức chế kết tinh có thể kể đến như magne, thiếc, chì hay vanadium. Nhiều thí nghiệm về chiết xuất nước tiểu cho thấy nồng độ của các chất ức chế hạ thấp trong nước tiểu của bệnh nhân sỏi thận.

Đa số sỏi thận nhỏ đều được đào thải qua nước tiểu và hầu hết chúng ta đều không cảm nhận được sự xuất hiện của chúng. Tuy nhiên, khi kích thước của sỏi đạt đến khoảng 4 – 5 mm thì chúng sẽ bị tắc nghẽn trong niệu quản, nhất là đoạn trước khi dẫn đến bàng quang bắt chéo với động mạch chậu. Sỏi có những cạnh sắc bén bị mắc kẹt trong đường tiết niệu sẽ gây ra những cơn đau buốt dữ dội trước khi lọt vào bàng quang và được đào thải ra bên ngoài qua nước tiểu.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Hai giả thuyết về hạt cố định và hạt tự do được đặt ra để giải thích về sự hình thành sỏi thận đều nhấn mạnh đến hiện tượng kết tinh và lắng đọng muối trong đường tiết niệu. Do đó, nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận có thể bao gồm những tác nhân sau:

  • Dị dạng đường tiết niệu gây ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu chứa cặn lắng đọng không thoát ra ngoài được mà tích trữ trong đường tiết niệu lâu ngày sẽ hình thành sỏi thận.
  • Uống nước và đi tiểu quá ít khiến cho nồng độ các chất trong nước tiểu tăng quá cao. Khi nồng độ các chất vượt ngưỡng thì sẽ xuất hiện hiện tượng kết tủa trong nước tiểu.
  • Những người bị u xơ, phì đại tuyến tiền liệt hay xuất hiện túi thừa trong bàng quang khiến cho nước tiểu bị tù đọng trong các khe kẽ.
  • Nhiễm trùng tái đi tái lại ở vùng sinh dục tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm đường tiết niệu. Lâu dài chỗ viêm sẽ tạo mủ và hình thành nhân sỏi thận.
  • Người ăn quá nhiều canxi, oxalate, vitamin D, vitamin C hay lạm dụng thuốc lợi tiểu đều có nguy cơ cao bị sỏi thận.
  • Người bị chấn thương nằm một chỗ gặp khó khăn trong việc tiểu tiện cũng có nguy cơ cao bị bệnh sỏi thận.

Giải mã sự hình thành sỏi thận và nguyên nhân gây bệnh sỏi thận 4

Uống ít nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến sỏi thận.

Nhìn chung, sỏi thận là bệnh rất phổ biến nhưng diễn ra thầm lặng và tích lũy ngày qua ngày. Hiểu được nguyên nhân và cơ chế về sự hình thành sỏi thận, bạn sẽ chủ động phòng tránh bằng những cách tự nhiên trước khi sỏi thận gây ra những biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống.

Uyên

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)