Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tình trạng cước chân rất hay gặp khi thời tiết lạnh, nhất là ở các vùng nông thôn miền núi. Vết thương ở chân, mặc dù không nguy hiểm, nhưng có thể gây sưng tấy da, gây đau và cản trở cuộc sống hàng ngày. Vậy bị cước chân bôi thuốc gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Vào mùa đông, thời tiết thường lạnh giá, thời gian kéo dài, nhiệt độ giảm thấp là nguyên nhân khiến con người dễ bị cảm lạnh. Tình trạng cước chân là bệnh khá phổ biến khi thời tiết lạnh, nhất là ở các vùng nông thôn miền núi. Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống với các biểu hiện chân tay sưng tấy, ngứa ngáy, đau đớn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Bệnh cước chân là gì? Bị cước chân nên bôi thuốc gì cho bàn chân?BBị cước chân nên bôi thuốc gì cho bàn chân?

Tìm hiểu về bệnh cước chân

Khi da chịu tác động của không khí lạnh, các mạch máu dưới da sẽ co lại, máu lưu thông kém khiến da thiếu oxy, không được nuôi dưỡng dẫn đến phù nề đỏ sẫm, phồng rộp, sưng tấy, chảy máu, lở loét, đau rát và khó chữa lành, trường hợp nặng có thể gây mất cảm giác và hoại tử tế bào.

Bệnh cước chân được chia thành hai thể chính:

  • Thể cấp tính: Là tình trạng cước nhẹ khi bị tổn thương do lạnh. Tình trạng bắt đầu với làn da nhợt nhạt, sau đó là mẩn đỏ, nóng rát hoặc ngứa và tê bì.
  • Thể mãn tính: Thường gặp ở người lớn tuổi khi họ bị tổn thương do lạnh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian chịu lạnh.

Bệnh cước chân thường gặp ở những người:

  • Người bệnh thường có triệu chứng tím ở đầu chi và suy giảm chức năng của các tuyến nội tiết.
  • Người làm việc trong môi trường hay tiếp xúc với nước.
  • Người thường xuyên đi chân trần không giữ ấm được cho đôi chân.

Bệnh cước chân nguy hiểm như thế nào?

Sau 3 đến 5 ngày sẽ xuất hiện các nốt mụn nước, màu da vùng tổn thương chuyển sang màu tím sẫm, xung quanh sưng tấy, đau nhức. Sau 7 ngày, vùng tổn thương hết đau và xuất hiện vết hoại tử khô. Sau 2 đến 3 tuần, mô hoại tử bị tổn thương do sốc và mô bình thường bị phân tách. Lúc này nếu nhiễm trùng có thể chuyển sang hoại tử ướt, người bệnh sợ lạnh, mệt mỏi và sốt nhẹ.

Nghiêm trọng hơn là nếu bị cước toàn thân, lúc đầu bạn sẽ cảm thấy lạnh rùng mình, đờ người, mất sức dẫn đến buồn ngủ, thân nhiệt giảm, mạch yếu, thậm chí tim ngừng đập dẫn đến tử vong.

Nếu bị cước toàn thân nghiêm trọng có thể gây tim ngừng đập dẫn đến tử vongNếu bị cước toàn thân nghiêm trọng có thể gây tim ngừng đập

Bị cước chân nên bôi thuốc gì cho bàn chân?

Thuốc bôi trị cước chân

Khi bị cước chân, việc dùng thuốc chủ yếu chỉ để điều trị triệu chứng và hạn chế biến chứng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn nguyên gây bệnh.

  • Corticoid: Được dùng ở đường bôi với tác dụng giảm viêm, giảm sưng nề tại chỗ.
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng ở đường uống hoặc tiêm trong trường hợp nhiễm trùng tùy từng bệnh nhân.
  • Một số loại thuốc có tác dụng giãn mạch (Nifedipine) tuy có hiệu quả nhưng cần được bác sĩ có chuyên môn kê đơn.

Các bài thuốc y học cổ truyền chữa cước chân

Bài 1:

Bạn cần chuẩn bị ớt và gừng tươi mỗi loại 60g, ngâm cùng với khoảng 300ml rượu 95%. Sau nửa tháng ngâm, bạn đem ra dùng, ngâm càng lâu càng tốt. Khi dùng bạn lấy 1 lượng vừa đủ khoảng 10ml rượu ớt gừng hòa với nước và ngâm bàn chân khoảng 15 đến 20 phút. Ngoài ra, bạn có thể dùng bông tẩm dịch thuốc bôi vào vết cước chân để đảm bảo độ đậm đặc. Mỗi ngày bạn nên sử dụng bài thuốc này 2 lần với các bệnh cước nhẹ để đạt được hiệu quả nhé.

Bài 2:

Bạn sử dụng 60g quế chi và 1 lít nước sạch, cho 2 thứ vào nồi đất, đun sôi, giảm nhỏ lửa và để chừng 10 đến 15 phút rồi đổ ra chậu. Bạn xông lấy hơi nóng vào chân, khi nước đã nguội bớt thì ngâm cả chân vào chậu thuốc, vừa ngâm vừa kết hợp xoa bóp vùng bị cước. Bạn hãy làm như vậy hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối nhé

Bài 3:

Bạn lấy khoảng 1 nắm nhỏ lá lốt thêm một chút muối ăn, sau đó nấu lên. Bạn dùng nước ấm này để ngâm chân trị cước chân khoảng 5 đến 7 ngày là sẽ khỏi đối với bệnh cước chân nhẹ.

Bài 4:

Bạn sử dụng 1kg củ cải vào nấu cùng với nước, sau đó dùng nước củ cải ngâm chân khoảng 15 đến 20 phút. Bạn cũng có thể dùng khăn nhúng vào phần nước củ cải để đắp vào vùng bị cước chân.

Bài 5:

Bạn sử dụng 12g nhục quế, 6g đinh hương, 6g ngũ linh chi, tất cả đều nghiền thành bột mịn, trộn với dầu gừng thành đám bột dẻo, ráo. Sau đó bạn dùng hỗn hợp này đắp vào vùng bị cước chân kể cả những chỗ bị loét. Bạn hãy đắp như vậy 1 đến 2 lần/ngày nhé.

Bài 6:

Bạn chuẩn bị 500g anh đào, 0,5 lít rượu hoặc cồn 40 độ. Bạn ngâm anh đào vào rượu trong thời gian từ 3 đến 5 ngày và dùng rượu này xoa bóp vào phần chân bị phát cước ngày 2 lần. Bạn hãy dùng hàng ngày cho đến khí vùng chân hết tổn thương nhé.

Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc dân gian trên bạn nên lựa chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn. Bạn tuyệt đối không được bôi đắp tùy tiện vào chỗ bị cước chân hoặc các khu vực có dấu hiệu nhiễm trùng.

Bạn nên lựa chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn khi áp dụng các bài thuốc dân gian để trị cước chânvLựa chọn nguồn nguyên liệu an toàn khi áp dụng bài thuốc dân gian để trị cước chân

Cách điều trị cước chân mà không cần dùng thuốc

  • Hạn chế để chân tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh, hóa chất tẩy rửa.
  • Tắm nước ấm và sau khi tắm hãy ngâm chân vào nước ấm pha gừng và muối khoảng 5 đến 10 phút. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ lưu thông khí huyết. Ngoài ra, bạn có thể chà gừng thái lát mỏng lên vùng bị cước, mỗi ngày làm một đến 2 lần liên tục trong vòng một tuần nhé.
  • Không gãi khi đang bị cước: Gãi vùng này có thể gây đau và gây lở loét, bong tróc và nhiễm trùng da. Vì vậy, bạn chỉ nên xoa nhẹ nhàng trên bề mặt da.
  • Không tự ý dùng thuốc, nếu tay chân tay bị nứt do gãi vì cước bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.
  • Uống nhiều nước: Vào mùa đông, thời tiết khô hanh khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Do đó, cần phải có một lượng nước ổn định để duy trì và giữ độ ẩm cho da. Tốt nhất nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là tay chân, đeo găng tay, đi giày đủ ấm để không bị cước khi thời tiết lạnh. Tránh tiếp xúc quá nhiều với nước lạnh. Nếu cần thiết phải tiếp xúc, bạn nên đeo găng tay, giày ấm để bảo vệ da khỏi nước lạnh.
  • Tập thể dục tại nhà: Bạn nên tập thể dục thể thao để tăng khả năng chống lạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm khả năng bị cước chân.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc cước chân là gì và mùa đông bị cước chân bôi thuốc gì. Chữa cước chân vào mùa lạnh không khó, bạn không cần quá lo lắng mà chỉ cần kiên trì và thực hiện đúng công thức thuốc bôi trị cước chân thì bệnh sẽ khỏi nhanh thôi.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)