Nhà thuốc Hưng Thịnh

Rận mu ở mí mắt không những gây ra triệu chứng ngứa ngáy, lộm cộm ở mắt mà người bệnh còn đối mặt với nguy cơ viêm giác mạc. Hiểu rõ về dấu hiệu nhận biết rận mu ở lông mi và nguyên nhân lây truyền bệnh sẽ giúp bạn biết cách chủ động phòng ngừa bảo vệ bản thân.

Một trong những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở bộ phận sinh dục đó là rận mu. Môi trường sinh sống thuận lợi của khuẩn rận mu chính là vùng lông mu. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, loại côn trùng này còn ký sinh và phát triển ở lông mi. Dấu hiệu nhận biết rận mu ở mí mắt như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm ra câu trả lời nhé.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh rận mu

Rận mu thường lây từ người bệnh sang người lành qua việc tiếp xúc gần gũi, thân mật. Đặc biệt, nếu như quan hệ tình dục với người bệnh nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ thì khả năng lây rận mu sẽ cao hơn.

Ngoài ra, người có thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn, đồ lót, quần áo, khăn tắm với người khác, đặc biệt là người mắc bệnh rận mu thì cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh. Việc sử dụng chung dụng cụ tẩy lông cũng khiến nhiều người mắc bệnh rận mu.

Dấu hiệu nhận biết rận mu ở mí mắt 1 Việc sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm có thể lây truyền rận mu

Tại Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh rận mu có xu hướng gia tăng nhanh. Một trong những nguyên nhân đó là lối sống tình dục ngày càng cởi mở nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết tự bảo vệ bản thân khi quan hệ tình dục. Điều này khiến không ít bạn trẻ dễ nhiễm bệnh và lây lan cho người xung quanh mình.

Dấu hiệu nhận biết rận mu trên mí mắt

Một trong những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh rận mu đó chính là ngứa tại vùng da bị thương tổn. Nguyên nhân là do khi rận hút máu, nước bọt của chúng sẽ gây dị ứng và làm máu không đông.

Tình trạng ngứa bắt đầu trong khoảng từ 1 – 2 tuần sau khi nhiễm rận mu. Hiện tượng ngứa ngáy thường diễn biến từ nhẹ đến dữ dội, đặc biệt là về đêm. Khi người bệnh gãi sẽ vô tình tạo nên những vết xước ở trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm loét. Nếu rận mu ở lông mi, phân và nước bọt của chúng có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc. 

Dấu hiệu nhận biết rận mu ở mí mắt 2 Rận mu ở lông mi có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng rận mu trên mí mắt có thể kể đến như:

  • Ngứa ngáy râm ran đến ngứa ngáy dữ dội, cơn ngứa thậm chí khiến người bệnh không thể kiềm chế được hành động dụi mắt.
  • Nổi mẩn đỏ ở vùng mi mắt, đôi khi người bệnh cũng có thể nhận thấy những đốm trắng của trứng dính chặt vào từng sợi lông mi. 
  • Nặng mi, chảy nước mắt hoặc chảy ghèn, mắt sưng đau mỗi khi thức dậy vào buổi sáng.

Quá trình nhiễm rận mu trên mí mắt được lây nhiễm trực tiếp từ người sang người, chủ yếu qua con đường tiếp xúc thân mật. Tuy nhiên, việc tiếp xúc lông, tóc của người bệnh cũng có thể lây nhiễm rận mu.

Ngoài ra, khi sử dụng chung khăn mặt, đắp chung chăn hay quần áo cũng tạo điều kiện cho rận mu lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Nguyên nhân có thể là do trứng rận bị rớt ra, bám vào vật dụng cá nhân, sau đó trứng nở ra rận rồi di chuyển và ký sinh vào người bệnh.

Cách điều trị rận mu ở mí mắt?

Theo thống kê cho thấy, người bệnh nếu phát hiện sớm và tiến hành điều trị thì bệnh rận mu có thể giải quyết dứt điểm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt như: 

  • Quan tâm tới vấn đề vệ sinh thân thể mỗi ngày. Kết hợp sử dụng thêm các loại sữa tắm, dầu gội diệt khuẩn để hỗ trợ loại bỏ rận mu. 
  • Giặt giũ quần áo, chăn gối, ga giường và các đồ dùng cá nhân sạch sẽ. Sau đó tiến hành phơi nắng để diệt vi khuẩn hiệu quả.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà như: Sử dụng nước muối, dùng nhíp để loại bỏ trứng rận, cạo lông sạch sẽ và tắm bằng nước nóng…

Đối với tình trạng rận mu trên mí mắt thì người bệnh nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chỉ định phác đồ phù hợp:

Dấu hiệu nhận biết rận mu ở mí mắt 3 Người bệnh bị rận mu trên mí mắt cần tiến hành thăm khám và điều trị

  • Mắt là bộ phận nhạy cảm và dễ tổn thương nên người bệnh lưu ý không nên áp dụng các phương pháp dân gian khi chưa có ý kiến của chuyên gia. 
  • Không nên tự ý mua các loại thuốc bôi, thuốc nhỏ mắt về sử dụng vì có thể làm cho tình trạng viêm giác mạc nghiêm trọng hơn. Hạn chế dụi mắt và sử dụng các vật dụng tác động lên mắt.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu xảy ra những triệu chứng bất thường thì nhanh chóng tái khám và khắc phục.

Trên đây là những thông tin cần biết bệnh rận mu trên mí mắt. Căn bệnh này không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên bạn cần chủ động phòng ngừa để bảo vệ bản thân cũng như gia đình.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)