Nhà thuốc Hưng Thịnh

Táo bón là hiện tượng khá thường gặp song khi tình trạng này trở nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng bạn không nên bỏ qua.

Nếu bạn bỏ qua những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng khôn lường liên quan đến đường tiêu hóa, khiến việc chữa trị về sau gặp rất nhiều khó khăn. Hãy điểm mặt những “tín hiệu” của cơ thể cho thấy cần có sự can thiệp kịp thời khi gặp tình trạng này. 

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng là gì? 

Dưới đây là dấu hiệu mà bạn cần đặc biệt lưu ý, khi có biểu hiện cần đi khám ngay để tìm cách trị táo bón càng sớm càng tốt. 

Dấu hiệu ở đường tiêu hóa

Đường tiêu hóa bất thường là những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng rõ nét nhất. Bạn không nên bỏ qua những tín hiệu của bệnh này như: 

  • Phân khô cứng, có thể lẫn máu: Táo bón ở mức độ nhẹ có những biểu hiện như: Trẻ sơ sinh ít hơn 6 tháng 1 – 2 ngày mới đi vệ sinh hoặc dưới 3 lần/tuần với trẻ em và người lớn. Tuy nhiên với táo bón nặng thì không chỉ đi vệ sinh ít mà phân khô, rắn, khó bài tiết. Trong quá trình đi ngoài, phần thân rắn cọ xát lên hậu môn gây chảy máu nên có thể thấy lẫn máu trong phân. 
  • Có hiện tượng són phân: Khi phân tắc nghẽn tại đại tràng lâu ngày sẽ bị dồn nén thành một khối cứng và rất khó để đại tiện bình thường. Do đó, người bị táo bón nặng sẽ có cảm giác buồn đi đại tiện nhưng mỗi lần lại chỉ đại tiện được rất ít, đi không hết phân. 
  • Đau bụng, đầy chướng: Táo bón khiến cho các chất cặn bã tập trung trong ruột quá lâu dễ bị phân hủy và sinh ra các loại chất khí. Các chất khí này lại được tích tụ một lượng lớn trong khoang ruột làm cho ống ruột phình to gây cản trở cho tuần hoàn máu, từ đó gây nên hiện tượng đầy chướng và đau bụng.
  • Nứt kẽ hậu môn: Khi bị táo bón, việc dùng sức để đẩy khối phân rắn ra ngoài sẽ khiến hậu môn bị ảnh hưởng, dẫn đến nứt kẽ và chảy máu. 

dấu hiệu của bệnh táo bón nặng  1 Bụng đau nhiều và đầy chướng là dấu hiệu của bệnh táo bón nặng

Dấu hiệu toàn thân

Ngoài những khó chịu ở đường tiêu hóa, người bị táo bón nặng còn có những dấu hiệu ở toàn thân như:

Tâm trạng lo âu, mệt mỏi: Khi bị táo bón nặng thường có cảm giác buồn bực, chán nản, mệt mỏi do mỗi lần đi đại tiện, phân cứng, khuôn phân to làm tổn thương trực tràng, đau hậu môn, gây ra những khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi. Việc tái hấp thu các chất cặn bã từ phân vào máu cũng khiến cơ thể bị nhiễm độc, làm cho cơ thể mệt mỏi, đầu óc thiếu minh mẫn và có thể thêm chứng lo âu, chán nản. Ngoài ra, với những trẻ mắc bệnh táo bón sẽ thường xuyên quấy khóc do khó chịu trong cơ thể. 

Nổi mề đay: Táo bón trong ruột sinh ra các loại khí độc hại làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, từ đó gây ra chứng dị ứng, gây phát ban và nổi mề đay. 

dấu hiệu của bệnh táo bón nặng  2 Khi bị táo bón nặng, cơ thể thường mệt mỏi, xanh xao

Nguyên nhân của bệnh táo bón nặng 

Khi bạn gặp những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do các yếu tố sau:

Cơ thể thiếu nước

Nhiều người thường không có thói quen uống đủ nước mỗi ngày, khiến tình trạng táo bón gia tăng. Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, thận, thường có tâm lý lười uống nước, khiến bệnh táo bón nặng hơn. 

Thể chất suy giảm

Khi cơ thể ít vận động, các cơ quan bên trong làm việc không hiệu quả. Ví dụ như những người lớn tuổi thường ít vận động nên khớp gối dễ bị đau, chân tay cũng trở nên yếu hơn, khó hoạt động mạnh, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón.

Chế độ ăn thiếu chất xơ

Chất xơ không chỉ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với sự phát triển của cơ thể mà còn có liên quan mật thiết đến sự chuyển hóa thức ăn và đào thải phân ra bên ngoài. Do đó, nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất xơ như hoa quả, rau xanh… rất dễ bị táo bón nặng. 

Tác dụng phụ do thuốc gây ra

Một số thuốc chữa bệnh sẽ có thành phần gây nên tác dụng phụ ngoài ý muốn, trong đó có táo bón. Có thể kể đến một số loại thuốc như điều trị niêm mạc dạ dày, thuốc nhuận tràng, thuốc có chứa chất tanin, thuốc chống trầm cảm… 

Nhịn đi đại tiện

Đây là một thói quen xấu mà nhiều người thường mắc phải. Đặc biệt là ở những người mắc bệnh trĩ bởi họ thường có tâm lý e ngại đi đại tiện vì sợ hậu môn chảy máu hoặc đau rát. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến bệnh trầm trọng hơn do nhịn đi đại tiện kéo dài liên tục trong một thời gian dài làm cho phân bị tích trữ dần dần và gây ra bệnh táo bón. 

dấu hiệu của bệnh táo bón nặng  3 Chế độ ăn thiếu rau xanh là một trong những nguyên nhân gây táo bón nặng

Giải pháp ngăn ngừa, điều trị bệnh táo bón nặng

Để ngăn ngừa và điều trị bệnh táo bón hiệu quả, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau đ ây trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. 

  • Bạn nên cân nhắc việc sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần gây táo bón hoặc nhờ bác sĩ tư vấn về liều lượng sử dụng hoặc thay đổi loại thuốc khác thay thế để hạn chế tình trạng táo bón. Nhất là với chứng rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi, các loại thuốc điều trị bệnh lý cần được quan tâm tới yếu tố này. 

  • Khi thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, bạn lưu ý nên tăng cường uống thêm nước, tuy nhiên không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều ngụm, mỗi lần uống nước không quá 400ml. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các bài thuốc hay trị táo bón nặng theo kinh nghiệm dân gian để cải thiện tình trạng bệnh. 

  • Bổ sung chất xơ từ rau củ và trái cây là điều bạn cần đặc biệt quan tâm. Không chỉ giúp tăng cường thể lực, đó là còn giải pháp “cứu cánh” giúp bạn thoát khỏi tình trạng táo bón nặng. 

dấu hiệu của bệnh táo bón nặng  4 Tăng cường rau xanh vào thực đơn giúp bạn giảm tình trạng táo bón nặng

  • Bạn cần hình thành thói quen tập thể dục và duy trì đều đặn mỗi ngày, không chỉ giúp cơ thể linh hoạt hơn mà còn giúp vùng cơ sàn chậu và ổ bụng vận động tốt hơn. Từ đó sẽ góp phần hạn chế tình trạng khó khăn khi đi đại tiện.

  • Bạn tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện và đảm bảo ngồi đúng tư thế. Theo các chuyên gia sức khỏe, mọi người nên tạo cho mình thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng.

  • Một yếu tố quan trọng khác là bạn luôn phải cân bằng tâm lý bản thân, duy trì lối sống lành mạnh, thoải mái tinh thần sẽ dễ dàng đẩy lùi bệnh tật.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, nguyên nhân của tình trạng này cũng như giải pháp ngăn ngừa, điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh gây nên những ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, khiến cơ thể suy nhược, xanh xao, yếu ớt, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng, tránh những hệ lụy không mong muốn. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)