Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm chân răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, khi chân răng bị nhiễm khuẩn gây tình trạng viêm, sưng. Hẳn nhiều bạn thắc mắc cách chữa viêm chân răng tại nhà? Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Viêm chân răng có triệu chứng điển hình là đau nhức vùng nướu, lợi bị viêm nhiễm kèm theo tình trạng hôi miệng. Điều này không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới việc giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, nhiều người muốn nhanh chóng tìm cách chữa viêm chân răng tại nhà. Nếu bệnh nhẹ, bạn có thể tự khắc phục tại nhà với những nguyên liệu sẵn có trong căn bếp của mình. Ngược lại, nếu bệnh tiến triển dai dẳng, bạn cần được điều trị bởi bác sĩ để trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.

Viêm chân răng là gì?

Viêm chân răng là bệnh lý răng miệng thường gặp, đó là khi mô mềm và tổ chức quanh răng bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Biểu hiện ban đầu bởi các cơn đau buốt quanh chân răng, nướu sưng và tấy đỏ kèm mùi hôi miệng. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị, chân răng sẽ tiến triển tồi tệ hơn, dẫn tới biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh như tổn thương gốc chân răng, yếu chân răng khiến răng dễ rụng, viêm nha chu, mưng mủ nướu…

Viêm chân răng có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn cả là lứa tuổi trẻ nhỏ từ 1 tới 2 tuổi nếu bố mẹ không chú ý tới quá trình vệ sinh răng miệng của bé hàng ngày.

Cách chữa viêm chân răng tại nhà mà có thể bạn chưa biết 1 Viêm chân răng dễ mắc phải ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của viêm chân răng

Biểu hiện đặc trưng của viêm chân răng là cơn đau buốt hay đau nhức nhẹ vùng chân răng kèm sưng đỏ, tấy nóng. Người bệnh xuất hiện tình trạng hôi miệng. Sau đó, bệnh có thể diễn biến theo thời gian thành hai nhóm:

  • Viêm chân răng cấp tính: Đặc trưng bởi cơn đau dữ dội, tăng dần nhưng xuất hiện ngẫu nhiên vào một khoảng thời gian. Hiện tượng này có thể khiến người bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi mà chủ quan, khiến bệnh ngày càng trở nặng.

  • Viêm nướu chân răng mãn tính: Cơn đau tại chân răng bị viêm nhiễm sẽ âm ỉ, kéo dài. Đồng thời, cơn đau lan sang các vùng lân cận khiến việc định vị vùng tổn thương trở nên khó khăn.

Khi triệu chứng viêm chân răng xuất hiện và có xu hướng nặng hơn, không thuyên giảm theo thời gian thì người bệnh cần đi khám sớm để được tiếp cận điều trị. Tránh chủ quan dẫn tới biến chứng nặng khiến quá trình điều trị kéo dài và tốn kém hơn. Các biến chứng có thể gặp như hình thành ổ mủ, áp xe nướu chân răng. Ngoài ra, cấu trúc nướu chân răng bị suy yếu dẫn tới răng lung lay, dễ rụng hay dễ bị tụt lợi.

Cách chữa viêm chân răng tại nhà mà có thể bạn chưa biết 2 Viêm chân răng gây đau nhức miệng

Cách chữa viêm chân răng

Chữa viêm chân răng bằng nguyên liệu tại nhà

Trong trường hợp tình trạng viêm nướu ở giai đoạn sớm, bạn có thể khắc phục tại nhà bằng chính những vật dụng trong căn bếp gia đình. Tuy nhiên, mẹo chữa này không diệt triệt để nguyên nhân gây viêm nướu chân răng mà chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh như giảm đau, giảm sưng nóng và viêm tấy. Một số nguyên liệu được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tốt. Cấu trúc đặc nhớt của mật ong giúp loại bỏ mảng bám thức ăn hiệu quả. Bạn có thể sử dụng mật ong thoa lên chân răng 2 tới 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng sưng đau tại vị trí viêm nhiễm.

Túi trà xanh: Trà xanh có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên và chất chống oxy hóa. Người bệnh có thể lấy túi trà xanh đã ủ nước sôi, để ấm và ngậm trong miệng khoảng 10 – 15 phút, cơn đau sẽ giảm bớt.

Nước muối: Đây là một trong những cách đơn giản mà vô cùng hữu hiệu để trị viêm chân răng. Bạn nên súc miệng nước muối sau mỗi bữa ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng sau khi thức dậy. Đặc tính sát khuẩn có trong muối sẽ giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu, diệt vi khuẩn và làm sạch khoang miệng đem tới hơi thở thơm tho.

Cách chữa viêm chân răng tại nhà mà có thể bạn chưa biết 3 Nước muối giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả

Cách chữa viêm chân răng bằng thuốc Tây

Để điều trị viêm chân răng hiệu quả bằng thuốc Tây, bạn cần được sự chỉ định và kê đơn từ bác sĩ, tránh gặp phải tác dụng không mong muốn gây hại cho sức khỏe. Hai nhóm thuốc chính thường được sử dụng để điều trị viêm chân răng, đó là:

Thuốc kháng sinh: Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất để điều trị bệnh. Tác dụng chính của thuốc kháng sinh là diệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh, loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn và ngăn sự lây lan của vi khuẩn sang vùng mô lành. Một số loại thuốc chuyên dùng điều trị răng miệng bao gồm: Amoxicillin, Metronidazole.

Thuốc giảm viêm: Nhóm thuốc này giúp người bệnh giảm sưng nướu, giảm đau hiệu quả. Thuốc thường được kê như Diclofenac, Ibuprofen, Acid mefenamic, Axit meloxicam… Và đặc biệt là nhóm thuốc Corticosteroid có đặc tính kháng viêm nhanh và mạnh.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng và liều lượng của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc, dùng thuốc quá liều dẫn tới tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị nha khoa

Nếu việc dùng thuốc không khiến bệnh giảm nhẹ, người bệnh có thể tìm tới những cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt thăm khám và điều trị theo phương pháp phù hợp theo thể trạng người bệnh và tình trạng bệnh lý.

Viêm chân răng mức độ nhẹ: Khi nướu chân răng bị sưng tấy nhưng chưa bị tổn thương cấu trúc phần mềm bên trong. Hầu hết triệu chứng gây ra do răng miệng lâu ngày không được vệ sinh đúng cách. Nha sĩ sẽ tiến hành các phương pháp vệ sinh răng miệng cũng như lấy đi mọi mảng bám, cao răng, giúp khoang miệng được sạch sẽ.

Viêm chân răng giai đoạn muộn: Khi bệnh lý tiến triển phức tạp. Bên cạnh việc loại bỏ các mảng bám cặn bã, nha sĩ cần tiến hành kết hợp mở nướu và não đi túi nha chu, làm sạch hoàn toàn gốc răng. Trong trường hợp biến chứng tụt lợi, người bệnh cần được ghép để hỗ trợ phục hồi nướu chân răng. Biến chứng nặng như răng lung lay thì chiếc răng yếu sẽ cần nhổ bỏ, tránh làm ảnh hưởng tới răng xung quanh cũng như làm mất thẩm mỹ.

Lưu ý khi chữa viêm chân răng

Cách chữa viêm chân răng dù hiệu quả nhưng người bệnh nên lưu ý điều dưới đây:

  • Bên cạnh quá trình điều trị, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng hàng ngày, tránh để lại mảng cặn bã trong miệng qua đêm. Đặc biệt cần vệ sinh nhẹ nhàng và đúng cách ở đối tượng mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, nhiễm khuẩn mạn.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống, thực phẩm chứa chất kích thích gây hại cho sức khỏe răng miệng như thuốc lá, rượu, bia, nước chè, thuốc lào…
  • Nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc là gây khô miệng, giảm tiết nước bọt thì người bệnh cần uống nước thường xuyên, tránh để miệng khô kéo dài trong ngày.
  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc thực hiện các cách chữa viêm chân răng tại nhà mà không có sự chỉ định và thực hiện của bác sĩ.

Cách chữa viêm chân răng tại nhà mà có thể bạn chưa biết 4 Cần tham khảo bác sĩ khi sử dụng thuốc điều trị 

Trên đây là bài viết của nhà thuốc Hưng Thịnh về triệu chứng cũng như cách chữa viêm chân răng. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Viêm chân răng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, biểu hiện bởi tình trạng đau nhức vùng chân răng, sưng đau má, hôi miệng… Nếu bệnh diễn biến mức độ nhẹ, bạn có thể kiểm soát triệu chứng ngay tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh trở nặng,bạn cần tới gặp bác sĩ để được điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)