Nhà thuốc Hưng Thịnh

Protein là những đại phân tử, được tạo thành từ hơn 20 loại axit amin liên kết với nhau. Chúng có vai trò rất quan trọng trong cơ thể, tham gia vào hầu hết các hoạt động của tế bào và thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Vậy cụ thể hơn, những chức năng của protein là gì?

Để giải đáp các thắc mắc về chức năng của protein, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Hưng Thịnh để biết vai trò cụ thể của chúng nhé!

Chức năng tăng trưởng và duy trì các mô

Cơ thể cần protein để thực hiện chức năng tăng trưởng và duy trì hoạt động của các mô. Tuy nhiên, protein trong cơ thể luôn ở trạng thái thay đổi liên tục. Bình thường, cơ thể chỉ phá vỡ một lượng protein nhất định để xây dựng và sửa chữa các mô. Nhưng nhiều lúc, protein sẽ được sử dụng nhiều hơn mức bình thường khiến nhu cầu protein của cơ thể tăng lên cao. Tình trạng này thường bắt gặp ở những người đang mắc bệnh, phụ nữ có thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú.

Ngoài ra, những người hồi phục sau chấn thương hoặc phẫu thuật, người lớn tuổi, vận động viên… cũng cần bổ sung nhiều protein hơn bình thường.

Các chức năng của protein với cơ thể mà có thể bạn chưa biết 1 Người vận động viên cần được bổ sung nhiều protein hơn

Chức năng tạo phản ứng sinh hóa

Chức năng của protein mà có thể bạn chưa biết đó chính là tạo ra enzyme, các enzyme này sẽ tham gia hàng ngàn phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Cấu trúc của enzyme sẽ kết hợp với nhiều phân tử khác bên trong tế bào, được gọi là chất nền, xúc tác những phản ứng của quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Không chỉ có hoạt động bên trong tế bào, một số loại enzyme hoạt động bên ngoài tế bào giúp phân giải đường sữa lactose (lactase), thủy phân đường (sucrose). Vài enzyme khác lại có chức năng thúc đẩy phân tử, chẳng hạn như vitamin hoặc chất khoáng, làm cho các phản ứng diễn ra nhanh chóng.

Các quá trình của cơ thể cần sự hỗ trợ của enzyme gồm:

Các chức năng của protein với cơ thể mà có thể bạn chưa biết 2 Hormone lactase giúp phân giải đường sữa

Chức năng miễn dịch

Một trong những chức năng của protein đó chính là giúp cơ thể hình thành các kháng thể, đặc biệt là globulin miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Protein kháng thể nằm trong máu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại như vi khuẩn, virus…

Khi các yếu tố ngoại lại xâm nhập, cơ thể sẽ huy động kháng thể để ngăn chặn, tiêu diệt chúng. Nếu không có các kháng thể này, vi khuẩn, virus hay các tác nhân lạ sẽ nhanh chóng được nhân lên và xâm hại các tế bào, gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm.

Khi kháng thể được tạo ra để chống lại một loại vi khuẩn, virus nào đó, các tế bào nhớ sẽ cập nhật và ghi nhớ cơ chế của chúng. Nhờ đó, những lần xâm nhập tiếp theo của tác nhân ngoại lai sẽ nhanh chóng bị phát hiện và đào thải.

Các chức năng của protein với cơ thể mà có thể bạn chưa biết 3 Globulin miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố ngoại lai

Giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể

Protein có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong mỗi gram protein có chứa 4 calo, tương đương với mức năng lượng của carbs. Cơ thể sẽ ưu tiên sử dụng carbs và chất béo để tạo nhiên liệu. Sau đó, protein là chất cuối cùng mà cơ thể muốn sử dụng để sinh năng lượng. Nguyên nhân là vì protein còn được sử dụng vào nhiều chức năng khác trong cơ thể. Hơn nữa, chất béo và carbs cũng chuyển hóa hiệu quả hơn so với protein.

Trên thực tế, khi con người ở trạng thái bình thường, cơ thể sẽ sử dụng rất ít protein để cung cấp nhiên liệu tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, trong trạng thái nhịn ăn (18 – 48 giờ không có carbs và chất béo), cơ thể sẽ kích hoạt, phá vỡ cơ xương để các axit amin có thể cung cấp năng lượng thay thế.

Cơ thể cũng có thể sử dụng axit amin từ cơ xương nếu nguồn dự trữ carbs ở mức quá thấp. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi bạn tập thể dục ở cường độ cao hoặc khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng calo cho các hoạt động.

Chức năng của protein là duy trì độ pH

Protein có vai trò quan trọng trong cơ chế điều chỉnh nồng độ acid, bazơ ở các chất dịch và máu của cơ thể. Sự cân bằng giữa acid và bazo sẽ được đo bằng thang pH, thang đo có sự dao động từ 0 – 14, với mức 0 là tính acid mạnh nhất, 7 là trung tính, 14 là tính kiềm mạnh. Một số protein tham gia vào điều chỉnh nồng độ pH có thể kể đến như hemoglobin (một loại protein tạo nên các tế bào hồng cầu). Huyết sắc tố hemoglobin sẽ liên kết với một lượng acid nhỏ, giúp duy trì độ pH bình thường trong máu.

Ngoài ra, có rất nhiều hệ thống đệm giúp duy trì pH cơ thể ở mức bình thường. Điều này rất cần thiết vì ngay cả khi có một thay đổi rất nhỏ của pH cũng có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Các chức năng của protein với cơ thể mà có thể bạn chưa biết 4 Hemoglobin tham gia cân bằng độ pH trong máu

Vận chuyển và lưu trữ các chất dinh dưỡng

Theo dòng chảy của máu, protein có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào tế bào, chẳng hạn như vitamin, glucose, cholesterol, oxy… Mỗi một loại protein sẽ vận chuyển đặc hiệu và chỉ liên kết với các chất cụ thể. Giả sử, một protein vận chuyển glucose sẽ không thể làm chức năng di chuyển cholesterol.

Protein cũng có chức năng lưu trữ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ví dụ như ferritin giúp dự trữ sắt hay casein chủ yếu có mặt trong sữa và giúp trẻ sơ sinh phát triển.

Chức năng của Protein là gì đối với sức khoẻ Chức năng của protein là vận chuyển và lưu trữ các chất dinh dưỡng

Hỗ trợ tín hiệu

Trong hóa học, một số protein là kích thích tố, hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào, mô, cơ quan. Các tuyến nội tiết sẽ tạo ra hormone sau đó vận chuyển theo đường máu đến các mô và cơ quan đích. Tại đây, các hormone sẽ liên kết với các thụ thể protein trên bề mặt tế bào.

Có 3 nhóm hormone chính:

  • Protein và peptide: Có cấu tạo từ một vài cho đến hàng trăm axit amin kết hợp thành 1 chuỗi. Một số hormone thuộc nhóm này là insulin, glucagon, hGH, ADH, ACTH…

  • Steroid: Có nguồn gốc từ cholesterol béo. Các hormone giới tính như testosterone hay estrogen đều thuộc nhóm này.

  • Amin: Được tạo ra từ những axit amin tryptophan hoặc tyrosine riêng lẻ. Nhóm này bao gồm nhiều hormone liên quan đến giấc ngủ và các quá trình trao đổi chất.

Các chức năng của protein với cơ thể mà có thể bạn chưa biết 6 Hormone liên kết với các thụ thể protein trên bề mặt tế bào

Với những thông tin mà Nhà thuốc Hưng Thịnh cung cấp, mong rằng bạn đã hiểu hơn về các chức năng của protein. Để cơ thể hoạt động bình thường, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý và đừng quên bổ sung đầy đủ protein cho cơ thể nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)