Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trẻ bị suy dinh dưỡng giai đoạn đầu thường rất khó nhận ra nên mẹ thường hay bỏ qua mà không hề hay biết. Chỉ khi đi khám bác sĩ mới phát hiện ra bé bị suy dinh dưỡng nhưng lúc đó điều trị sẽ khó hơn rất nhiều. Để xác định suy dinh dưỡng ở trẻ, mẹ có thể áp dụng một số cách sau.

xác định suy dinh dưỡng 01Trẻ suy dinh dưỡng giai đoạn đầu thường khó nhận ra nên dễ bị bỏ qua

Các biểu hiện ban đầu của trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ từ 1 – 3 tuổi thường là độ tuổi dễ bị suy dinh dưỡng nhất. Khi thấy trẻ bắt đầu có các biểu hiện sau mẹ nên hết sức lưu ý về tình trạng sức khỏe của trẻ.

Một số biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ mẹ có thể dễ dàng quan sát bao gồm:

  • Trẻ ăn ít hoặc thường xuyên bỏ bữa dù đã thay đổi nhiều thực đơn.

  • Trẻ không có sự linh hoạt, luôn mệt mỏi, dễ quấy khóc.

  • Trẻ khó ngủ, ngủ ít, dậy nhiều lần trong đêm, hay giật mình.

  • Tóc trẻ rụng nhiều ở vùng chẩm hay còn gọi là chiếu liếm.

  • Không có dấu hiệu mọc răng ở trẻ dù đã sau 1 tuổi.

  • Da trẻ xanh xao, thịt nhão, không có sức sống.

  • Trẻ thường xuyên mắc các bệnh về đường ruột, hô hấp.

Cách xác định suy dinh dưỡng ở trẻ

Ngay khi trẻ có các biểu hiện như trên mẹ nên bắt đầu theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để xác định suy dinh dưỡng ở trẻ. Nếu trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao từ 2 – 3 tháng liền, mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để được chuyên gia tư vấn.

Theo dõi cân nặng theo độ tuổi

Thông thường trọng lượng trung bình của một đứa trẻ mới sinh sẽ trong khoảng 2,5 – 3,5 kg.

Trẻ dưới 6 tháng sẽ tăng ít nhất khoảng 600g mỗi tháng. Sau 6 tháng trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 500g mỗi tháng.

Trong khoảng độ tuổi từ 1 – 2 tuổi, trẻ tăng cân khoảng 2,5 – 3kg. Sau 2 tuổi trẻ tăng cân khoảng 2kg mỗi năm cho đến tuổi dậy thì.

Để có thể đo trọng lượng của trẻ một cách chuẩn xác mẹ nên tiến hành cân ngay sau khi trẻ đi tiểu hoặc mới đi đại tiện. Nên trừ cả trọng lượng quần áo, tã, bỉm…để xác định số kg của trẻ.

Theo dõi sự phát triển chiều cao

Chiều dài trung bình trẻ sơ sinh khoảng 50cm. Năm đầu tiên trẻ phát triển chiều cao nhanh nhất. Từ 1 – 6 tháng tuổi trẻ dài thêm khoảng 2,5cm/tháng. Từ 6 – 12 tháng chiều cao của trẻ tiếp tục tăng khoảng 1,5cm/tháng.

Từ 1 – 2 tuổi chiều cao của trẻ sẽ phát triển chậm lại, chỉ tăng trung bình khoảng 10 – 12cm. Sau 2 tuổi cho đến khi dậy thì trẻ chỉ cao lên bình quân 6 – 7cm/năm.

Để có thể đo chính xác chiều cao của trẻ mẹ nên đo vào buổi sáng. Trước khi đo mẹ nhớ bỏ giày, mũ, nón của trẻ ra để xác định đúng chiều cao hiện tại của trẻ.

xác định suy dinh dưỡng 02Cần theo dõi chiều cao của bé thường xuyên để sớm phát hiện suy dinh dưỡng

Bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao ở trẻ

Để xác định suy dinh dưỡng ở trẻ, mẹ cũng có thể tham khảo bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn sau để xem trẻ có bị thiếu cân hoặc quá thấp so với mức trung bình không nhé. Tuy nhiên bảng này chỉ có tính chất tham khảo, để biết xác định chính xác tình trạng của trẻ mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh đến 10 tuổi. Nguồn: vietnamnet

Tuổi con Cân nặng bé trai (kg) Chiều cao bé trai (cm) Cân nặng bé gái (kg) Chiều cao bé gái (cm) Mới sinh 2,9 – 3,8 48,2 – 52,8 2,7 – 3,6 47,7 – 52 1 tháng 3,6 – 5,0 52,1 – 57,0 3,4 – 4,5 51,2 – 55,8 2 tháng 4,3 – 6,0 55,5 – 60,7 4,0 – 5,4 54,4 – 59,2 3 tháng 5,0 – 6,9 58,5 – 63,7 4,7 – 6,2 57,1 – 59,5 4 tháng 5,7 – 7,6 61,0 – 66,4 5,3 – 6,9 59,4 – 64,5 5 tháng 6,3 – 8,2 63,2 – 68,6 5,8 – 7,5 61,5 – 66,7 6 tháng 6,9 – 8,8 65,1 – 70,5 6,3 – 8,1 63,3 – 68,6 8 tháng 7,8 – 9,8 68,3 – 73,6 7,2 – 9,1 66,4 – 71,8 10 tháng 8,6 – 10,6 71,0 – 76,3 7,9 – 9,9 69,0 – 74,5 12 tháng 9,1 – 11,3 73,4 – 78,8 8,5 – 10,6 71,5 – 77,1 15 tháng 9,8 – 12,0 76,6 – 82,3 9,1 – 11,3 74,8 – 80,7 18 tháng 10,3 – 12,7 79,4 – 85,4 9,7 – 12,0 77,9 – 84,0 21 tháng 10,8 – 13,3 81,9 – 88,4 10,2 – 12,6 80,6 – 87,0 2 năm 11,2 – 14,0 84,3 – 91,0 10,6 – 13,2 83,3 – 89,8 2,5 năm 12,1 – 15,3 88,9 – 95,8 11,7 – 14,7 87,9 – 94,7 3 tuổi 13,0 – 16,4 91,1 – 98,7 12,6 – 16,1 90,2 – 98,1 3,5 tuổi 13,9 – 17,6 95,0 – 103,1 13,5 – 17,2 94,0 – 101,8 4 tuổi 14,8 – 18,7 98,7 – 107,2 14,3 – 18,3 97.6 – 105,7 4,5 tuổi 15,7 – 19,9 102,1 – 111,0 15,0 – 19,4 100,9 – 109,3 5 tuổi 16,6 – 21,1 105,3 – 114,5 15,7 – 20,4 104,0 – 112,8 5,5 tuổi 17,4 – 22,3 108,4 – 117,8 16,5 – 21,6 106,9 – 116,2 6 tuổi 18,4 – 23,6 111,2 – 121,0 17,3 – 22,9 109,7 – 119,6 7 tuổi 20,2 – 26,5 116,6 – 126,8 19,1 – 26,0 115,1 – 126,2 8 tuổi 22,2 – 30,0 121,6 – 132,2 21,4 – 30,2 120,4 – 132,4 9 tuổi 24,3 – 34,0 126,5 – 137,8 24,1 – 35,3 125,7 – 138,7 10 tuổi 26,8 – 38,7 131,4 – 143,6 27,2 – 40,9 131,5 – 145,1

 

Nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng

Ngoài việc đưa trẻ đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp song song như sau:  

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Cần có chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng phù hợp. Trong bữa ăn, mẹ cần bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm giàu đạm và chất béo như thịt, cá, trứng, ngũ cốc…Đặc biệt nên thêm dầu ăn vào bữa ăn hàng ngày của trẻ để giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu.

xác định suy dinh dưỡngĐiều chỉnh chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất để phòng suy dinh dưỡng ở trẻ

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Vitamin D, vitamin A, canxi và sắt là những chất không thể thiếu với trẻ suy dinh dưỡng. Cho trẻ tắm nắng sáng để hấp thu vitamin D. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cà chua, bông cải…và thực phẩm giàu sắt, canxi như thịt bò, tôm, cua…vào bữa ăn cho trẻ.

Phan Ngọc Ánh

 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)