Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bị dị ứng thời tiết xử lý thế nào? Dị ứng thời tiết có nguy hiểm đến tính mạng không? Làm sao để phòng ngừa dị ứng thời tiết? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Bị dị ứng thời tiết vào khi nào?

Dị ứng thời thiết có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, kể cả mùa hè hay mùa đông.

Bỏ túi bí kíp sống với tình trạng bị dị ứng thời tiết  1Thời tiết nắng nóng cũng khiến da dễ bị dị ứng.

Vào những ngày hè nóng bức thì mồ hôi tiết ra nhiều, làn da luôn ở trong tình trạng ướt nhớp dễ dẫn đến viêm nhiễm. Nhiệt độ nắng càng làm da trở nên mỏng manh dễ tổn thương và dị ứng hơn.

Còn vào mùa đông, nhiệt độ thấp cùng không khí hanh khô khiến làn da cũng khô hanh, mẫn cảm và dễ bị dị ứng. Không ít người có cơ địa da mẫn cảm, vào những ngày mưa gió cũng bị dị ứng thời tiết.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng dị ứng thời tiết là tình trạng phát ban, ngứa, nổi mẩn đỏ nhất là các những vị trí da hở như ở tay, chân, mặt.

Bỏ túi bí kíp sống với tình trạng bị dị ứng thời tiết 2Dị ứng thời tiết có thể gây tụt huyết áp, khó thở nguy hiểm.

Chứng dị ứng thời tiết còn có thể gây viêm mũi, sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu. Nặng hơn, dị ứng thời tiết còn gây nổi mề đay cấp tính khắp cơ thể, huyết áp tụt nhanh cùng hiện tượng khó thở. Nếu tình trạng này kéo dài không điều trị có thể gây tử vong.

2. Bị dị ứng thời tiết cần làm gì?

Với những trường hợp bị dị ứng thời tiết nhẹ, bạn có thể tự chữa trị ở nhà bằng các mẹo đơn giản sau:

  • Thoa bột khoai tây hoặc một lát khoai tây lên vùng da bị dị ứng trong 20 phút, mỗi ngày hai lần.

  • Uống hỗn hợp chanh, mật ong pha cùng nước ấm vào mỗi buổi sáng để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, giảm và phòng ngừa dị ứng thời tiết.

  • Tăng cường uống nước ép trái cây, trà xanh và các loại nước tính mát khác.

Bỏ túi bí kíp sống với tình trạng bị dị ứng thời tiết 3Nước ép trái cây, rau xanh cũng giúp giảm tình trạng dị ứng thời tiết.

Khi bị dị ứng thời tiết, bạn cũng nên tăng cường bảo vệ làn da của mình hơn như hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn.

Nếu tình trạng dị ứng thời tiết nặng hoặc sau khi dùng các mẹo trên không khỏi, bạn cần đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Phòng ngừa tránh bị dị ứng thời tiết

Với dị ứng thời tiết thể viêm mũi dị ứng, bạn cần tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa hay các vật nuôi.

Nếu cơ thể bạn yếu, dễ dị ứng thì cũng nên tránh những nơi ồn ào và đông người. Mùa đông cần giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, dưỡng ẩm da và tránh để da phơi trực tiếp trước gió lạnh.

Mùa hè bạn nên tránh các hoạt động dưới nắng trong cơ thể. Đồng thời ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm và ổn định nhiệt độ da.

Đặc biệt, vitamin là dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng, ngừa chứng dị ứng thời tiết có trong các loại hoa quả, thịt cá…

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết cách xử lý khoa học khi bị dị ứng thời tiết và các phòng tránh chứng bệnh khó chịu này.

Nguyễn Hồng

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)