Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sau quá trình điều trị, việc chăm sóc và theo dõi bệnh lý đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ bị bạch cầu cấp dòng Lympho.

Trên thực tế, bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho cùng với phương pháp điều trị thường mang lại rất nhiều tác dụng phụ. Bởi vậy, ngay cả khi bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn, cha mẹ vẫn không được lơ là trước nguy cơ bệnh tái phát cũng như các tác dụng phụ nguy hiểm. Quá trình chăm sóc thông thường sẽ bao gồm: Thăm khám lâm sàng thường quy, kiểm tra xét nghiệm hoặc cả hai.

Theo dõi tái phát 

Ung thư tái phát bởi vì một số vùng nhỏ tế bào ung thư trong cơ thể vẫn chưa được phát hiện. Theo thời gian, các tế bào này gia tăng số lượng cho đến khi được phát hiện trên các xét nghiệm hoặc gây ra các triệu chứng lâm sàng. Bởi vậy, mục tiêu của chăm sóc theo dõi là kiểm tra sự tái phát bệnh. 

Trong suốt quá trình chăm sóc theo dõi, việc thăm khám sẽ được theo suốt bởi một bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ nắm rõ tiền sử bệnh lý của trẻ, đồng thời cung cấp cho gia đình các thông tin cá nhân về nguy cơ tái phát. 

Mỗi lần thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi cụ thể về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. Trong quá trình chăm sóc và theo dõi thường xuyên, một số trẻ có thể sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh. Tuy nhiên, việc thực hiện các xét nghiệm này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh ung thư và giai đoạn của bệnh tại thời điểm được chẩn đoán lần đầu và các loại điều trị trước đó.

benh-bach-cau-cap-dong-lympho-o-tre-em-cham-soc-tre-the-nao-cho-dung 1 Chăm sóc trẻ em bị bạch cầu cấp dòng Lympho để ngăn ngừa tái phát

Kiểm soát các tác dụng phụ 

Tác dụng phụ được nhắc đến bao gồm cả tác dụng phụ dài hạn và tác dụng phụ xuất hiện muộn. Tác dụng phụ kéo dài một khoảng thời gian sau khi đã xong điều trị tích cực được gọi là tác dụng phụ dài hạn. Trong khi đó, tác dụng phụ xuất hiện muộn là những tác dụng phụ khác xuất hiện sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi điều trị tích cực. Tác dụng phụ xuất hiện muộn có khả năng xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể và bao gồm các vấn đề về sức khỏe thể chất, ví dụ như vấn đề về tim phổi, các ung thư thứ phát, các vấn đề về nhận thức và cảm xúc, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm và khó khăn trong học tập.

Trên cơ sở những phương pháp điều trị mà con bạn đã được chỉ định trước đó, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tác dụng phụ xuất hiện muộn. Tác dụng phụ dài hạn có thể liên quan đến phương pháp điều trị đặc hiệu được liệt kê trong bảng dưới đây:

Loại điều trị

Tác dụng phụ xuất hiện muộn có thể xảy ra

Hóa trị với cyclophosphamide (Cytoxan, Neosar)

Ung thư thứ phát

Vô sinh (không có khả năng sinh con)

Hóa trị với các thuốc thuộc nhóm anthracyclines như: Doxorubicin (Adriamycin) hoặc daunorubicin (Cerubidine)

Vấn đề về tim

Xạ trị nếu ung thư di căn vào não

Vấn đề về nội tiết tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và chuyển hóa

Ung thư thứ phát

Vô sinh

Vấn đề về học tập

Hóa trị liều cao hoặc Hóa trị tiêm cột sống như methotrexate (nhiều biệt dược) và cytarabine (Cytosar-U)

Vấn đề học tập

Tác dụng phụ xuất hiện muộn có thể gặp đối với một số phương pháp điều trị:

Mô/Cơ quan bị ảnh hưởng

Loại điều trị

Tác dụng phụ xuất hiện muộn có thể xảy ra

Mô bất kỳ

Xạ trị

U lành tính và ác tính (ung thư)

Tủy xương

Hóa trị với cyclophosphamide (Cytoxan, Neosar) và/hoặc etoposide (VePesid, Toposar)

Phát triển bất thường của tế bào máu trong tủy xương (loạn sản tủy); bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Xương

Corticosteroids: Prednisone, Dexamethasone); Methotrexate

Yếu xương (thiếu xương (tiền loãng xương), loãng xương); tổn thương khớp (hoại tử vô mạch)

Não

Xạ trị não

Hóa trị liều cao hoặc Hóa trị tiêm cột sống như methotrexate (nhiều biệt dược) và cytarabine (Cytosar-U)

Vấn đề về kỹ năng, tư duy ảnh hưởng đến sự chú ý và học tập

Tim

Hóa trị với thuốc thuộc nhóm anthracyclines như: Doxorubicin (Adriamycin) hoặc daunorubicin (Cerubidine)

Suy yếu cơ tim (bệnh cơ tim)

Thận

Methotrexate

Giảm chức năng thận (thường là tác dụng phụ ngắn hạn trong thời gian điều trị)

Gan

Methotrexate

Viêm gan (thường là tác dụng phụ ngắn hạn trong thời gian điều trị)

Thần kinh (ngoại biên)

Vincristine

Thần kinh vận động suy yếu, tổn thương thần kinh cảm giác gây nên cảm tê và kiến bò.

Tuyến yên

Xạ trị não

Giảm các nồng độ hormone quan trọng trong tăng trưởng, dậy thì và kiểm soát trọng lượng

Buồng trứng

Cyclophosphamide

Giảm nang trứng; vô sinh (khó mang thai)

Tinh hoàn

Cyclophosphamide

Giảm số lượng tinh trùng; vô sinh (khó làm cha)

Việc chăm sóc theo dõi nên tập trung trực tiếp vào chất lượng cuộc sống của trẻ, bao gồm cả về phát triển tinh thần và thể chất.

benh-bach-cau-cap-dong-lympho-o-tre-em-cham-soc-tre-the-nao-cho-dung 2 Rụng tóc và vàng da là hai tác dụng phụ nổi bật mà trẻ thường gặp phải khi chữa bệnh 

Giữ hồ sơ y tế của trẻ

Trong quá trình chăm sóc trẻ, bạn nên sắp xếp và lưu giữ hồ sơ y tế cá nhân của con. Nhân viên y tế sẽ giúp bạn thực hiện việc này. Nhờ vậy, khi con bước vào tuổi trưởng thành, con sẽ có một bộ hồ sơ y tế rõ ràng bao gồm tiền sử bệnh, chẩn đoán bệnh, phương pháp điều trị trước đó và các khuyến cáo của bác sĩ về lịch trình chăm sóc theo dõi.

Một số trẻ sau khi điều trị tích cực vẫn phải tiếp tục gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu, trong khi một số trẻ sẽ được chăm sóc bởi bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia chăm sóc y tế khác. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như là loại và phân loại ung thư, tác dụng phụ sau điều trị, luật bảo hiểm y tế và nguyện vọng của gia đình. Hãy trao đổi với nhóm chăm sóc y tế về các bước điều trị tiếp theo và bất kỳ mối quan tâm nào về sức khỏe tương lai của trẻ.

Nếu bác sĩ triều trị cho trẻ hiện tại không phải là người trực tiếp điều trị bệnh ung thư trước đó, hãy đưa cho bác sĩ bản tóm tắt quá trình điều trị và kế hoạch chăm sóc lâu dài. Những thông tin về phương pháp điều trị ung thư cụ thể trước đó rất có giá trị đối với các nhân viên y tế phụ trách việc điều trị cho con bạn sau này.

benh-bach-cau-cap-dong-lympho-o-tre-em-cham-soc-tre-the-nao-cho-dung 3 Giữ hồ sơ bệnh án của trẻ rất cần thiết trong quá trình tái khám 

Trên đây là những nguyên tắc mà bạn cần hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc sau điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho ở trẻ em. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đưa trẻ tới thăm khám ngay trước khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)