Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trong thiếu máu có rất nhiều loại và phân loại thiếu máu là điều cần thiết để có phương án xử lý thích hợp, hiệu quả, an toàn.

Thiếu máu có thể xảy ra ở cả nam và nữ, trong đó, nữ giới có khả năng bị thiếu máu nhiều hơn nam do đặc điểm sinh lý cơ thể. Nhưng điều này không có nghĩa là nam giới không bị thiếu máu bởi tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Thiếu máu là gì? 

Trước khi tìm hiểu về phân loại các nhóm thiếu máu thì biết được chính xác thiếu máu là gì cũng giúp bạn nhận định đúng đắn hơn về tình trạng sức khỏe phổ biến này. 

Phân loại thiếu máu gồm những loại nào Xử lý ra sao 1

Thiếu máu là tình trạng suy giảm số lượng hồng cầu

Thiếu máu là hiện tượng số lượng hồng cầu hemoglobin trong máu sụt giảm hơn mức bình thường so với những đối tượng có cùng điều kiện về giới tính, độ tuổi cũng như điều kiện sinh hoạt. 

Việc thiếu máu dẫn đến lượng oxy đến các tế bào và cơ quan cơ thể không đủ, gây ra những phản ứng khi thiếu lượng oxy cần thiết và có thể nguy hiểm, tùy vào mức độ thiếu máu. 

Phân loại thiếu máu

Thiếu máu có rất nhiều loại và phân loại thiếu máu sẽ giúp bạn điều trị, cải thiện tình trạng này một cách đúng đắn, đem lại hiệu quả cao hơn. Phổ biến nhất hiện nay là cách phân loại thiếu máu như sau: 

Phân loại theo mức độ thiếu máu 

Mức độ thiếu máu là cách phân loại thiếu máu khá phổ biến hiện nay. Và để biết được bản thân đang thiếu máu ở mức độ nào để xếp loại cho đúng, bạn cần đến bệnh viện hoặc những cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ dựa trên số liệu phân tích mẫu máu để phân loại tình trạng thiếu máu. 

Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ là đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có sự chính xác và khẳng định tuyệt đối về cách phân loại thiếu máu dựa trên huyết sắc tố, và tổ chức Y tế thế giới cũng đã công bố tình trạng thiếu máu nặng là khi số lượng huyết sắc tố có trong máu xuống dưới mức 80g/L. 

Phân loại thiếu máu theo diễn biến 

Một cách phân loại thiếu máu nữa cũng khá phổ biến là phân loại dựa trên diễn biến, tình trạng của bệnh nhân. Theo cách phân loại này, ta có thiếu máu mãn tính và thiếu máu cấp tính, trong đó: 

Thiếu máu mãn tính: Là tình trạng thiếu máu diễn biến nhanh, chỉ trong thời gian ngắn và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu mãn tính như mất máu, cơn tan máu hay người mắc bệnh lơ xê mi cấp,… 

Thiếu máu cấp tính: Diễn ra chậm, dấu hiệu cũng xuất hiện khá chậm và ngày một nghiêm trọng hơn theo thời gian. Thường gặp nhất là tình trạng thiếu máu cấp tính ở bệnh nhân bệnh khớp mãn tính, ung thư, suy tủy xương hay rối loạn sinh tủy,… 

Phân loại thiếu máu theo nguyên nhân

Nguyên nhân gây thiếu máu cũng là căn cứ thích hợp để dựa trên đây, người ta phân loại thiếu máu thành những nguyên nhân thường gặp nhất như: 

Mất máu đột ngột: Có thể do tai nạn hoặc vấn đề sức khỏe khiến chảy máu nhiều, dẫn đến thiếu máu đột ngột. Ví dụ như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết trĩ hay phụ nữ đang trong thời gian có kinh nguyệt,…

Phân loại thiếu máu gồm những loại nào? Xử lý ra sao 2

Phụ nữ đang có kinh nguyệt là nguyên nhân gây thiếu máu

Tan máu: Tình trạng tan máu khá hiếm gặp nhưng không phải là không có, đây là hiện tượng hồng cầu bị phá hủy dẫn đến số lượng sụt giảm, thiếu máu. Một số nguyên nhân làm tan máu là bệnh nhân bị chứng tan máu bẩm sinh hoặc người bệnh sốt rét,… 

Người bị giảm hoặc rối loạn quá trình sản sinh máu: Một số bệnh lý như suy tủy xương, rối loạn sinh tủy hay ung thư,… có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy giảm sản sinh máu. Ngoài ra, thiếu những chất dinh dưỡng bổ trợ sản sinh máu (vitamin B12, sắt, kẽm) cũng gây ra hiện tượng thiếu máu. 

Phân loại thiếu máu dựa trên những đặc điểm hồng cầu

Trong những cách phân loại thiếu máu thì đây là phương pháp tiếp cận dưới góc độ y khoa nhiều nhất, đồng thời cũng giúp quá trình xác định nguyên nhân gây thiếu máu chính xác hơn. 

Xử lý thiếu máu như thế nào? 

Theo nguyên tắc xử lý tình trạng thiếu máu, bác sĩ cần tuân thủ những điều sau: 

  • Xác định được và tiến hành điều trị thiếu máu dựa trên nguyên nhân, nếu tình trạng thiếu máu nặng cần phối hợp điều trị nguyên nhân và truyền bù hồng cầu, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày do thiếu máu.
  • Bác sĩ chỉ định truyền chế phẩm khối hồng cầu dựa trên tình trạng thực tế của bệnh nhân, thể hiện qua thông số xét nghiệm huyết sắc tố.
  • Ưu tiên duy trì số lượng huyết sắc tố tối thiểu ở mức 80 G/L, riêng đối với những trường hợp mắc bệnh tim, phổi, gan mãn tính nên duy trì ở mức tối thiểu 90 G/L. 

Triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu 

Nhận biết sớm thiếu máu và tiến hành phân loại thiếu máu là cách để giúp tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Việc nhận biết thiếu máu thông qua triệu chứng khá đơn giản và đây cũng là bệnh lý dễ nhận biết, bạn chỉ cần chú ý đến cơ thể xem có xuất hiện những dấu hiệu sau không nhé: 

  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên hoa mắt chóng mặt, giảm chú ý, khó tập trung, chán ăn, buồn nôn,…
  • Có cảm giác bị tức ngực, khó thở, đặc biệt triệu chứng này thường xuất hiện khi hoạt động mạnh hoặc vận động quá sức, tim đập nhanh, có cảm giác như hồi hộp; có hiện tượng đánh trống ngực.
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.
  • Móng tay, chân bị khô, dễ gãy hoặc xước, móng yếu, mỏng thiếu độ bóng bẩy như bình thường.
  • Tóc có dấu hiệu khô xơ, gãy rụng hoặc tóc bạc sớm. 

Phân loại thiếu máu gồm những loại nào? Xử lý ra sao 3

Phân loại thiếu máu giúp xác định nguyên nhân chính xác hơn

Sau khi nhận thấy những dấu hiệu trên, bác sĩ sẽ thực hành chẩn đoán thiếu máu thông qua các bước phân tích và xét nghiệm như sau: 

  • Bước 1: Chẩn đoán thiếu máu và mức độ, phân loại thiếu máu dựa trên kết quả phân tích, xét nghiệm.
  • Bước 2: Tiến hành kiểm tra cụ thể hơn các chỉ số MCV, MCH và MCHC để nhận biết đặc điểm tình trạng thiếu máu cũng như đặc điểm của hồng cầu trong máu có gì bất thường hay không. Nếu chỉ số HC lưới bị giảm thì thiếu máu có thể đến từ nguyên nhân tủy xương không sản xuất hoặc sản xuất ít hồng cầu. Nếu chỉ số HC lưới tăng, bác sĩ sẽ tiến hành thêm những bước xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân cụ thể hơn như do tan máu, tan máu bẩm sinh, mất máu mãn tính,… 

Thiếu máu không phải tình trạng hiếm gặp và khi bị thiếu máu, việc phân loại thiếu máu sẽ giúp xác định nguyên nhân và có cách xử lý an toàn, thích hợp nhất. Khi có dấu hiệu bị thiếu máu, bạn nên đến bệnh viện để làm kiểm tra sớm, bảo đảm sức khỏe luôn ổn định, bạn nhé. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)