Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không là câu hỏi của nhiều mẹ bầu khi trong thai kỳ bị tình trạng táo bón hành hạ. Táo bón khiến việc vệ sinh của mẹ bầu vốn khó khăn lại càng vất vả hơn, cũng vì thế nhiều mẹ bầu thường có phản xạ rặn nếu không may táo bón. Vậy phải làm sao để thoát khỏi cảnh này?

Táo bón khi mang bầu mặc dù không quá gây nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng có thể để lại nhiều hệ lụy về sau như như trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng. Vậy liệu bà bầu bị táo bón có nên rặn không? Nên ăn gì để tránh táo bón?

Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Để có thể nhanh chóng tạm biệt táo bón khi mang thai, bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này. Sau đây là một số nguyên nhân cũng như thói quen làm gia tăng tình trạng táo bón ở mẹ bầu:

  • Sự gia tăng của hormone progesterone khi mang thai gây ra tình trạng giãn cơ bắp của bạn. Điều này khiến cho nhu động ruột chậm hơn ảnh hưởng đến tiêu hóa. 

  • Khi mang thai, tử cung phát triển sẽ chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Bên cạnh đó, thai nhi cũng càng ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, thu hẹp không gian của hệ tiêu hóa cũng là nghiêm trọng hơn tình trạng táo bón. 

  • Khi mang thai, việc ăn uống trong 3 tháng đầu cũng khó khăn hơn do ốm nghén nên cũng có thể gây táo bón. 

  • Nhiều mẹ bầu hay bị táo bón ở những kỳ cuối của thai kỳ do thời điểm này vận động khó khăn. Đây cũng là tác nhân gây táo bón cho mẹ bầu.

  • Việc bổ sung quá nhiều sắt và canxi cũng khiến mẹ bầu bị táo bón.

  • Nhiều mẹ bầu do ngại đi lại nên hình thành thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa, gây táo bón. 

  • Mẹ bầu trong thai kỳ bổ sung quá nhiều đạm, sữa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón. 

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không? 1 Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?

Mặc dù táo bón không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của bà bầu nhưng táo bón khiến phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu, đầy hơi, chướng bụng. Chưa kể nếu không điều trị dứt điểm táo bón có thể gây những biến chứng như:

  • Đi ngoài ra máu.

  • Nứt kẽ hậu môn.

  • Bệnh trĩ, đau bụng vùng tiểu khung.

Nguy hiểm hơn, các khối phân tích tụ lâu ngày do táo bón có thể khiến các chất độc hại có trong phân hấp thụ ngược lại cơ thể. Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe cho bà bầu và cho cả thai nhi. 

Tình trạng táo bón cũng khiến bà bầu trở nên chán ăn. Trong thai kỳ đây là điều cực kỳ nguy hại, vì thai nhi sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường. 

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không? 2 Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?

Mặc dù khi táo bón, việc dùng sức rặn sẽ tống được phân ra ngoài, tuy nhiên với bà bầu hành động này sẽ vô tình kích thích các cơn co tử cung. Nếu liên tục cố rặn có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai sớm ở 3 tháng đầu, sinh non vào 3 tháng cuối thai kỳ. 

Thêm vào đó khi rặn để cố đẩy phân ra ngoài, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn thường đi kèm các triệu chứng đi đại tiện ra máu, lượng máu rất ít, và sẽ thấy có dính trên phân. Nứt kẽ hậu môn có thể dẫn đến nhiễm trùng hậu môn, tiền đề của bệnh trĩ, ung thư đại tràng.

Như vậy câu trả lời cho thắc mắc: “Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?” là tuyệt đối không nên. 

Vậy mẹ bầu bị táo bón nên làm gì?

Để thoát khỏi cảnh “ngồi cả ngày” trong nhà vệ sinh mà không thể đi được thì đây là những cách mẹ bầu nên áp dụng để sớm thoát khỏi táo bón. 

Xoa bụng để giảm táo bón ở phụ nữ mang thai

Có một mẹo nhỏ cho mẹ bầu bị táo bón đó là dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, vùng xung quanh rốn. Động tác này là để hỗ trợ nhu động ruột già hoạt động, điều này giúp làm mềm phân, phần não dễ đi tiêu hơn. Tuy nhiên nếu mẹ bầu đang trong những tháng đầu của thai kỳ hay đang trong tam cá nguyệt cuối cùng thì không nên thực hiện cách này vì sẽ khiến dễ sinh non, sảy thai.

Mẹ bầu hãy uống đủ nước để tránh táo bón

Có thể nhiều mẹ bầu cũng đã biết, nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu là do thói quen uống ít nước. Mọi hoạt động của cơ thể cần nước, bao gồm có tiêu hóa cần có nước để hoạt động được trơn tru. Uống đủ nước sẽ giúp làm mềm phân nền hàng ngày bà bầu cần uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.

Ngoài nước tinh khiết, mẹ bầu có thể uống nước ép, sinh tố và trái cây. Mẹ bầu cũng nên chia nhỏ lượng nước và uống đều trong ngày, không uống dồn cùng lúc. Ngoài ra trước khi đi ngủ cũng không nên uống nước để tránh đi tiểu đêm. 

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không? 3 Mẹ bầu uống đủ nước để tránh táo bón

Bổ sung và tăng cường chất xơ trong bữa ăn

Có hai loại chất xơ chính cần bổ sung là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan sẽ hấp thụ nước từ lòng ruột, giúp mềm phân, tăng kích thước phân vào tạo cảm giác muốn đi vệ sinh. Còn chất xơ không hòa tan khi xuống đến ruột già làm tăng khối lượng phân, giảm triệu chứng táo bón hiệu quả. 

Khi mang thai mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm có thể chọn bổ sung chất xơ như bắp cải, rau cải xoăn, rau bina, mận tím, kiwi, chuối chín, táo… Một mẹo mà nhiều chị em có thể áp dụng đó ăn thêm khoai lang và ngọn khoai để giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn. 

Đồng thời thai phụ cần tránh các thực phẩm trầm trọng thêm tình trạng táo bón như đồ ăn cay nóng, kích thích như ớt, tiêu, thuốc lá, rượu, bia…

Thường xuyên tập thể dục

Thể dục vận động mỗi ngày là cách đơn giản để giúp hệ tiêu hóa làm việc khỏe mạnh hơn, tránh nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó đây cũng là cách để giải tỏa tinh thần, giảm stress hiệu quả. Việc thể dục cũng giúp mẹ bầu có được nền tảng sức khỏe tốt chuẩn bị cho hành trình vượt cạn. 

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không? 4 Thường xuyên tập thể dục là cách đơn giản để tránh táo bón

Bổ sung đủ lượng canxi và sắt

Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu. Vì thế mẹ bầu do nên uống sắt lúc đói đồng thời tăng cường vitamin C trong khẩu phần ăn như nước cam, nước chanh.

Hãy uống sắt sau hoặc trước bữa ăn khoảng 1 đến 2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất. Không nên uống sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt.

Đồng thời, khi uống bổ sung sắt và canxi mẹ bầu nên uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón.

Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề “Bà bầu bị táo bón có nên rặn không” mà nhiều mẹ đang thắc mắc. Táo bón khi mang thai là vấn đề thường gặp và hoàn toàn có thể trị dứt điểm nếu mẹ biết cách. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)