Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhiều người chủ quan nghĩ rằng bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm. Nếu như bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 kèm sốt cao, kéo dài, virus cúm có thể khiến thai nhi dị hình, sảy thai hoặc thai lưu…

Dù ở thời điểm nào của thai kỳ, việc duy trì một sức khỏe tốt cho mẹ bầu là một điều mong muốn của các bà mẹ. Trong quá trình mang thai thì không phải ai cũng tránh được những bệnh lý như cảm cúm. Nhiều câu hỏi được đặt ra: “Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 có làm sao không?”. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao bà bầu tháng thứ 7 mắc cúm

Khi mang thai, bà bầu dễ bị cảm cúm hơn người bình thường bởi vì khi đó hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Kể cả khi mang thai vào tháng thứ 7 của thai kỳ bà bầu vẫn có khả năng bị mắc cúm. Mức độ ảnh hưởng của cúm đến thai nhi tùy thuộc thời điểm nào và mức độ ra sao. Ở tam cá nguyệt thứ nhất, cúm ở bà bầu ảnh hưởng nhiều nhất vì qua dây rốn cảm cúm của mẹ có thể gây cơn co thắt tim cho thai, tăng hội chứng tim bẩm sinh, sinh non…

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 phải làm gì?-1 Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh hơn bình thường

Với thai phụ mang thai tháng thứ 7 bị cảm cúm thì nguy hiểm cũng không kém. Vì vậy khi mang thai bị cảm cúm ở tháng thứ 7 cũng cần hết sức chú ý. Nên đi khám bác sĩ để có được những tư vấn và cách chăm sóc điều trị phù hợp. Giai đoạn mang thai dù bất kỳ lý do gì bà bầu cũng không được tự ý dùng thuốc. Thai phụ nên chú ý thăm khám thường xuyên để theo dõi sự bất thường ở thai nhi.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị cúm tháng thứ 7

Không khó để nhận ra những dấu hiệu cảm cúm như viêm họng, ho khan, đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể, ớn lạnh. Bên cạnh đó có thể sốt ít hoặc nhiều, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi kéo dài. Những triệu chứng của cúm thường nhanh chóng và nghiêm trọng và có xu hướng kéo dài 1 – 2 tuần. Bệnh cúm có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào, nhưng vào mùa lạnh thì sẽ dễ mắc phải hơn. 

Khi bà bầu có dấu hiệu cảm cúm nên tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp. Nếu có nguy cơ biến chứng do bệnh cúm bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, giúp cải thiện triệu chứng và biết. Tuy nhiên, cần phải được thực hiện ngay sau khi xuất hiện triệu chứng.

Bà bầu cảm cúm tháng thứ 7 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ mang thai hệ miễn dịch sẽ suy giảm và yếu hơn bình thường. Điều này xảy ra là do có sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể, vì vậy các bà bầu dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp như cúm. Câu hỏi được đặt ra là: “Mang thai tháng thứ 7 bị cúm có ảnh hưởng tới thai nhi không?”. Câu hỏi này được rất nhiều bà mẹ quan tâm bởi vì không ít người mắc phải căn bệnh này khi mang thai tháng thứ 7. Chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, thời tiết giao mùa bà bầu rất dễ mắc phải. Tình trạng cảm cúm, ho sẽ ảnh hưởng đến thai phụ nhiều nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Vì đây là giai đoạn rất nhạy cảm thai nhi đang phát triển chưa ổn định trong bụng mẹ. Nếu ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất mà mẹ bầu bị cảm cúm thì sẽ gặp rất nhiều nguy cơ và biến chứng. Có thể bà bầu sẽ phải đối mặt với tình trạng sảy thai, thai lưu và dị tật bẩm sinh…

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 phải làm gì?-2 Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 phải làm gì?

Vậy đến tháng thứ 7 thai phụ bị cúm thì sao? Có vẻ như ở giai đoạn này nhiều bà mẹ rất chủ quan vì nghĩ sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Đó thật sự là một quan niệm sai lầm. Tuy bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 7 không quá nguy hiểm như những tháng đầu tiên, nhưng cũng cần hết sức thận trọng. Nếu bị cảm cảm cúm nặng sốt cao trên 40 độ và kéo dài hơn 2 ngày sẽ có thể dẫn đến những ảnh hưởng nguy hiểm. Độc tố của virus có thể gây co thắt tử cung khiến quá trình sinh non có thể xảy ra hoặc thai lưu. Đồng thời có thể xảy ra biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, nhiễm trùng máu.

Cách phòng cảm cúm cho bà bầu 7 tháng

Việc phòng bệnh bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai. Bởi vì trong thai kỳ phụ nữ bị cúm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy đề cao việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai phụ nữ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh tật. Những loại thực phẩm để phòng tránh cảm cúm là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, ngoài ra nên ăn đa dạng thức ăn.

Mỗi ngày nên bổ sung từ 2 – 3 lít nước để giúp quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi. Nên uống nước còn ấm thêm vài lát gừng để phòng tránh cảm cúm thay vì uống nước lạnh.

Mùa lạnh nên mặc đủ ấm và điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức phù hợp. Nên vệ sinh sạch sẽ họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Nên hạn chế đến những chỗ đông người để tránh tình trạng lây nhiễm virus cúm.

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 7 phải làm gì?-3 Khi mang thai cần giữ gìn sức khỏe bởi vì cúm sẽ ảnh hưởng tới thai nhi

Phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm một số vi chất quan trọng cho thai kỳ như canxi DHA cho bà bầu và viên uống sắt cũng như vitamin để nâng cao sức đề kháng.

Với những biện pháp trên đây sẽ giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Ở những tháng cuối của thai kỳ cần tránh tình trạng ho, cảm cúm chuẩn bị đón bé chào đời. Bên cạnh việc chăm lo sức khỏe cho bà bầu thì việc khám thai định kỳ cũng là vấn đề cần quan tâm. Việc khám định kỳ sẽ giúp kiểm soát được những rủi ro và biết được thai nhi phát triển như thế nào. Hãy đảm bảo rằng luôn bổ sung những dưỡng chất đúng giờ và đúng liều lượng để mẹ có một sức khỏe tốt.

Lưu ý cho bà bầu mang thai tháng thứ 7 bị cúm

Việc chăm sóc sức khỏe nói chung cần thiết đối với mọi người. Đặc biệt đối với bà bầu thì lại càng cần phải lưu ý nhiều hơn. Bà bầu mang thai tháng thứ 7 cần thường xuyên đi khám bác sĩ theo đúng lịch hẹn. Khi khám bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên cần thiết và tốt nhất giúp cả mẹ và bé đều khỏe. Khi thăm khám nếu có chỉ định dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn giúp bạn mau chóng ổn định sức khỏe.

Có một vấn đề bà bầu hết sức lưu ý dù bất cứ lý do nào cũng không tự ý mua thuốc uống để tránh các tác dụng phụ do dùng sai thuốc, không đúng liều lượng, tác dụng… Những việc đó tưởng đơn giản nhưng lại để lại hậu quả đáng tiếc. Nếu như dùng sai thuốc hoặc không đúng liều lượng có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén…

Khi đã có chút kiến thức về bệnh cúm của bà bầu trong tháng thứ 7 thì chắc chắn các bà mẹ sẽ có cách xử lý tốt nhất. Cúm ở tháng thứ 7 không quá nghiêm trọng như khi 

bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu nhưng cũng không nên xem nhẹ. Hy vọng với những thông tin bổ ích này có thể giúp các bà bầu chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và con một cách tốt nhất.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)