Nhà thuốc Hưng Thịnh

Ăn mận có tác dụng gì? Ăn mận có béo không? Đó là những thắc mắc của rất nhiều người mỗi khi hè tới. Bởi lẽ mận là loại trái cây được săn lùng nhất mỗi khi vào mùa.

Mận là một loại trái cây nhiệt đới ở vùng cao, có màu đỏ sẫm hoặc màu xanh, hương vị chua ngọt, giòn ngon và kích thích vị giác. Vậy, ăn mận có tác dụng gì và ăn mận có béo không? Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về loại quả được rất nhiều người yêu thích này nhé!

Các loại mận miền Bắc

Mận Bắc hay còn gọi mận Hà Nội là tên gọi chung của người dân miền Nam nhằm phân biệt các loại mận ở vùng núi phía Bắc với loại mận màu đỏ hồng và có hình giống cái chuông ở miền Nam. 

Mận Bắc có nhiều loại đa dạng như:

  • Mận Tam Hoa: Cành to, quả lớn, vỏ ngoài căng bóng, chắc tay. Quả chín có màu đỏ thẫm, đỏ tím, được bao phủ bởi một lớp phấn trắng, có vị ngọt dịu hay chát nhẹ nhưng không hề đắng. Trọng lượng trung bình 20 – 60g/quả.

  • Mận hậu: Quả to, vỏ màu xanh và khi chín có màu đỏ. Phần thịt mận chắc, dày và hạt nhỏ. Khi ăn rất giòn và ngọt. Trọng lượng trung bình 20 – 30g/quả.

  • Mận Tả Van: Có nhiều loại mận Tả Van như mận đường hay mận đỏ. Mận đường có kích thước to, vỏ màu đỏ tím nhưng ruột có màu vàng và khi chín ăn có vị ngọt thanh. Mận đỏ hay mận máu cũng có vỏ ngoài màu đỏ tím ruột cũng có màu đỏ tím, khi chín có vị chua, giòn và mùi thơm nhẹ.

  • Mận cơm: quả có kích thước nhỏ như viên bi, vỏ có màu xanh lá đặc trưng. Khi chín, phần vỏ có xuất hiện các đốm đỏ, ruột màu xanh ngả vàng, thịt giòn chắc, vị hơi chua nhẹ. Những ai là tín đồ của đồ chua thì sẽ không thể bỏ qua được món mận cơm xóc muối xí muội hay muối ớt.

Ăn mận có tác dụng gì?

Khoảng từ tháng 4 đến giữa tháng 5 là thời gian vào đầu vụ thu hoạch mận. Lúc này, mọi người sẽ bắt gặp mận trên khắp mọi nơi ở Hà Nội.

Ăn mận có tác dụng gì? Ăn mận có béo không? 1 Ăn mận có tác dụng gì là điều được nhiều người quan tâm

Dưới đây là một số tác dụng của mận đối với sức khỏe:

Giúp xương chắc khỏe: Chất polyphenol có trong mận giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, giảm tình trạng loãng xương. Ngoài ra, ăn mận còn giúp làm tăng mật độ khoáng xương ở cẳng tay và cột sống.

Cải thiện trí nhớ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn mận giúp cải thiện chức năng não bộ, tăng sự tập trung và khả năng ghi nhớ. Vì mận chứa hàm lượng các chất chống oxy cao giúp phục hồi các tế bào não bị tổn thương. 

Kiểm soát đường máu: Mận chứa nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết GI thấp. Do đó giúp hạn chế sự biến đổi lượng đường trong máu sau khi bạn ăn thực phẩm giàu tinh bột. Ngoài ra, mận còn kích thích cơ thể sản xuất adiponectin là một loại hormone giúp ổn định đường máu.

Hỗ trợ tiêu hóa: Trong mận chứa hàm lượng sorbitol và chất xơ cao. Vì vậy, ăn mận thường xuyên và đúng cách sẽ giúp điều hòa nhu động ruột, giảm khả năng mắc các bệnh như: Khó tiêu, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy…

Bảo vệ tim mạch: Các chất xơ hòa tan có trong mận có tác dụng làm cản trở sự hấp thu cholesterol xấu trong các loại thực phẩm, từ đó giúp giảm cholesterol một cách tự nhiên. Ngoài ra, mận còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ và chống lại các gốc tự do.

Bổ sung các chất chống oxy hóa: Một thông tin tuyệt vời đó là mận chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, các chất này giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong quả mận chứa hàm lượng vitamin A khá cao sẽ giúp cho chị em có được làn da mịn màng và trắng sáng hơn. Ngoài ra, các nhóm vitamin này cũng giúp bạn có mái tóc chắc khỏe hơn, giảm tối đa tình trạng rụng tóc.

Tốt cho thị lực: Ngoài vitamin C, beta – carotene có trong mận còn là dưỡng chất rất cần thiết cho mắt. Ăn mận đúng cách giúp làm giảm mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.

Ăn mận có tác dụng gì? Ăn mận có béo không? 2 Thoái hóa điểm vàng là bệnh có thể dẫn đến mù lòa

Làm tăng tuần hoàn máu: Hàm lượng vitamin C cao trong mận giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt ở bên trong cơ thể. Sắt là loại khoáng chất rất cần thiết của các tế bào hồng cầu, giúp sản xuất ra các tế bào máu. Vì vậy, ăn mận sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, chống lại tình trạng thiếu máu.

Cải thiện hệ miễn dịch: Các chất oxy hóa và chống viêm có trong quả mận giúp bảo vệ tế bào tránh khỏi những tổn thương của gốc tự do. Đặc biệt, khi kết hợp với hàm lượng vitamin C cao còn giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hạn chế mắc các bệnh cảm lạnh và cúm.

Ngăn ngừa ung thư: Các sắc tố xanh đỏ có trong mận đặc biệt giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và phòng ngừa ung thư.

Tuy mận là loại quả tươi ngọt, thanh mát và có rất nhiều lợi ích nhưng nếu ăn quá nhiều mận cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như: Hại thận, ảnh hưởng đến dạ dày và men răng do có hàm lượng axit cao, gây nóng trong và giảm tác dụng của một số loại thuốc. 

Ăn mận có béo không?

Có rất nhiều loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều dinh dưỡng nhưng có thể gây tăng cân. Vì vậy không ít chị em lo lắng ăn nhiều mận có béo không? Và thực tế đã kiểm chứng, ăn mận không gây tăng cân hay béo.

Cứ 100g mận sẽ chứa khoảng 25 calo, đây là lượng calo rất thấp. Vậy, ăn mận không béo nhưng ăn mận có giúp giảm cân không?

Trong mỗi trái mận chứa khoảng 70% là nước, nên khi ăn nhiều sẽ tạo cảm giác no giả trong một khoảng thời gian nên sẽ làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra, trong mận chứa nhiều vitamin C và chất xơ sẽ kích thích cơ thể trao đổi chất, tiêu hao năng lượng, ngăn ngừa mỡ tích tụ.

Ăn mận có tác dụng gì? Ăn mận có béo không? Ăn mận giúp ngăn ngừa tích tụ mỡ bụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Với bài viết trên đây, nhà thuốc Hưng Thịnh hy vọng đã cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích về việc ăn mận có tác dụng gì và ăn mận có béo không. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)