Nhà thuốc Hưng Thịnh

Là bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao, có thể phát thành dịch, thủy đậu lây lan qua những con đường nào, làm sao để biết nhận biết?

Thủy đậu lây qua những con đường nào 1Thủy đậu là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở người chưa có miễn dịch với virus gây bệnh

Mùa hè là thời điểm lý tưởng của bệnh thủy đậu phát triển, căn bệnh này có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Cùng tìm hiểu xem thủy đậu lây qua những con đường nào để biết cách phòng bệnh tốt nhất nhé.

1. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh cấp tính do virus Varitcella Zoter gây ra, virus có khả năng lây bệnh rất cao, sống trong các vảy thủy đậu trong vài ngày. Được xem là một trong những căn bệnh phổ biến ngày hè, nếu không được chăm sóc đúng cách bệnh thủy đậu sẽ dễ để lại sẹo hoặc thậm chí nặng hơn là những biến chứng biến chứng nguy hiểm về sau.

Căn bệnh này thường bộc phát sau 10 – 15 khi tiếp xúc với nguồn bệnh với các biểu hiện kèm theo là sốt nhẹ từ, nổi các mụn đỏ li ti trên mặt, chân, tay, chỉ sau khoảng 4 – 5 giờ sẽ lây sang toàn thân chuyển thành mụn nước gây cảm giác ngứa ngáy.  

Thủy đậu lây qua những con đường nào 2Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng nếu người bị thủy đậu không được chăm sóc đúng cách có thể sẽ bị biến chứng

2. Thủy đậu lây qua những con đường nào?

Là căn bệnh cấp tính truyền nhiễm rất cao và dễ lây lan qua khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh theo những con đường chủ yếu sau đây:

  • Tiếp xúc trực tiếp là nguyên nhân chủ yếu lây bệnh thủy đậu

Thủy đậu lây lan qua con đường nào? Tiếp xúc trực tiếp như vô tình đụng chạm vào tay chân hoặc các vùng nổi mụn ban của người bệnh là nguyên nhân chủ yếu dễ lây bệnh nhất. Vì khi đó, các mụn nước có thể bị vỡ ra và lây qua da, thịt của bạn.

Do đó, người bệnh cần được cách ly tốt với những người xung quanh, đặc biệt là những nơi công cộng, trường học,…

  • Tiếp xúc với quần áo hoặc đồ dùng của người bệnh

Không chỉ tiếp xúc trực tiếp qua các vùng bị nổi ban của người bệnh mà bệnh thủy đậu còn có thể lây lan khi tiếp xúc với quần áo hoặc đồ dùng sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, quần áo người bệnh cần được giặt sạch sẽ, phơi khô ráo và tách riêng đồ dùng sinh hoạt cho đến khi người bệnh khỏi hẳn.

  • Bệnh thủy đậu lây lan qua đường hô hấp

Trong khi nói chuyện, người bệnh vô tình hắt hơi, nhảy mũi thì các ban ngứa này có thể dễ dàng lây qua cho người khác theo con đường hô hấp (hay qua không khí). Vì thế, không chỉ cách ly tốt người bệnh mà người chưa mắc bệnh cũng cần cẩn thận khi tiếp xúc và nên đeo khẩu trang khi nói chuyện.

  • Thủy đậu có thể lây lan cho người khác ngay cả trước khi nổi mụn ban

Cơ thể chưa nổi các hạt mụn li ti hoặc các mụn nước không đồng nghĩa với việc là chưa có khả năng lây bệnh cho người khác.

Trong thời gian ủ bệnh, virus gây bệnh đã tồn tại sẵn trong cơ thể bạn và có thể lây bệnh cho người khác, thông thường thủy đậu có thể lây bệnh khoảng 1 – 2 ngày trước khi bạn có dấu hiệu nổi ban.

  • Khi các mụn nước đã đóng vảy cũng có thể lây bệnh cho người khác

Thông thường, người bệnh có thể tự khỏi sau 4 – 5 ngày, trẻ em có thể kéo dài thời gian lâu hơn là 7 – 10 ngày. Do đó, trong các trường hợp các vảy thủy đậu đã khô thì vẫn chưa đảm bảo là bạn đã khỏi hẳn, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra chính xác là mình đã lành hẳn chưa.

Vì trong trường hợp này, virus có thể vẫn chưa chết, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và có thể tiếp tục lây bệnh cho người tiếp xúc.

Thủy đậu lây qua những con đường nào 3Virus thủy đậu rất dễ lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hay khi chạm vào các vật đã bị nhiễm virus

Như vậy, trên đây là 5 con đường lây lan chủ yếu giúp bạn giải đáp băn khoăn thủy đậu lây lan qua những con đường nào. Hi vọng bạn sẽ biết cách chủ động phòng bệnh thủy đậu để giữ gìn sức khỏe thật tốt cho chính mình và những người thân trong gia đình nhé.

Thủy Nguyễn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)