Nhà thuốc Hưng Thịnh

Như chúng ta đã biết con người có 5 hệ giác quan đảm nhận những vai trò khác nhau. Trong đó, xúc giác là giác quan phát triển đầu tiên và được cảm nhận ở toàn bộ cơ thể. Tùy những vị trí khác nhau mà sẽ có độ nhạy cảm khác nhau. Vậy xúc giác là gì? Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh đi sâu tìm hiểu nhé!

Xúc giác có thể được cảm nhận rõ rệt qua hành động chạm qua làn da. Các dây thần kinh sẽ truyền tín hiệu về cho não bộ xử lý thông tin để xác định những hành động này. 

Xúc giác là gì?

Ngay từ khi được sinh ra xúc giác là giác quan được nhận biết sớm nhất qua những cái nắm tay, cái ôm. Từ những tiếp xúc trên bề mặt của da thì các dây thần kinh bắt đầu gửi tín hiệu đến não của con người và hình thành nên cảm giác, phản ứng khi bị chạm đến. Càng cao tuổi thì xúc giác cũng như các giác quan khác sẽ hoạt động kém đi. Do đó cải thiện suy giảm các giác quan ở người cao tuổi là điều cần thiết.

Các tín hiệu mà xúc giác có thể mang lại thông qua qua những cái chạm là: Thích thú, cảm giác tức giận, nguy hiểm, an toàn, vui vẻ, buồn bã,… Đôi khi xúc giác thông qua những cái chạm, còn giúp bạn hiểu được tâm trạng của người đối diện hoặc phán đoán sự việc, nhận biết sự vật mà không cần phải được người đó nói ra.

Xúc giác từ xa xưa đã được khẳng định là rất nhạy bén, nhờ đó mà trong Đông y các thầy thuốc thường dùng ngón tay, để bắt mạch cho bệnh nhân và chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó thì xúc giác đối với người khiếm thị cũng là cách để họ có thể nhận biết chữ nổi và đọc được nó.

Cấu tạo và sự phát triển của xúc giác là gì?

Xúc giác là xác quan phát triển đầu tiên của mỗi người

Cấu tạo của xúc giác

Xúc giác được hình thành từ mạng lưới đầu dây thần kinh, ghi nhận cảm giác tốt dưới da ở khu vực giữa của biểu bì và hạ bì. Những dây thần kinh cảm giác là bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận và tiếp nối với các trục thần kinh. Mọi tế bào xúc giác của con người sẽ được trải rộng khắp trên cơ thể con người.

Cảm giác của con người được hình thành và ghi nhận nhờ vào hệ thống dây thần kinh cảm giác. Do hệ thống dây thần kinh này hoạt động rất nhạy và được phân bổ dày đặc cho nên chỉ cần chạm nhẹ vào da thì bạn vẫn cảm thấy được một cách rõ rệt.

Mỗi bộ phận và vị trí cơ thể con người khác nhau sẽ có xúc giác cảm giác khác nhau. Những phần môi mũi, lưỡi, ngón tay, lòng bàn chân,… thì mật độ xúc giác sẽ rất nhiều giúp con người có thể cảm nhận được nhiều cảm giác khi chạm vào.

Da chính là phần quan trọng nhất nó tiếp xúc trực tiếp bởi những hoạt động chạm. Với xúc giác nhanh chóng giúp bạn xác định cảm giác đang có thứ gì đó chạm vào da của mình, đồng thời da còn giúp cảm nhận được nhiệt độ của thứ đó. Phần da trên mỗi vị trí khác nhau sẽ có những phát hiện khác nhau khi được chạm như: Thay đổi về áp lực, kết cấu của vật được chạm…

Cấu tạo và sự phát triển của xúc giác là gì?

Xúc giác là giác quan trãi dài khắp cơ thể người

Sự phát triển của xúc giác

Xúc giác như đã nói ở trên là giác quan phát triển đầu tiên của mỗi chúng ta. Giai đoạn này được tính từ lúc bắt đầu hình thành và còn nằm trong bụng mẹ. Thường thì xúc giác trong tuần thứ 7 của thai kỳ đã được phát triển. Khi được sinh ra, trẻ em sẽ bắt đầu sử dụng giác quan này để cảm nhận mọi vật xung quanh. Trẻ có thể nhận biết được tình thương của mẹ qua các tiếp xúc qua da như: Ôm hôn, bế ru ngủ, cho con bú, tắm,… 

Giai đoạn dưới 1 tháng tuổi

Da em khi mới sinh đặc biệt nhạy cảm nhất là một số vùng như: Má, lòng bàn chân,… Do đó, qua việc tiếp xúc từ những vị trí này, trẻ sẽ có cảm giác an toàn được bảo vệ nhờ mẹ mang lại. Đây cũng là cách mà trẻ nhận biết ban đầu được tình mẫu tử ngay từ khi chào đời.

Ngay trong giai đoạn này thì mọi thứ trên da của trẻ khi chạm vào. Thì trẻ sẽ nhanh chóng phản lại. Nắm tay, hôn má hay chỉ cần chạm nhẹ là trẻ có thể cảm nhận được.

Cấu tạo và sự phát triển của xúc giác là gì?

Xúc giác của con người bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn dưới 1 tháng tuổi

Giai đoạn từ 2 đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi trở về sau, rất thích được người khác chạm vào cơ thể. Theo các nghiên cứu, dây cũng là khoảng thời gian mà trẻ có thể gắn kết tình cảm gia đình đầu tiên trong cuộc đời. Ngoài ra đây cũng là giai đoạn phát triển cảm nhận khá quan trọng của xúc giác. Bắt đầu giống như người lớn bất kỳ những bộ phận trên cơ thể trẻ lúc này, đã có thể giúp trẻ cảm nhận được khá đầy đủ thông tin.

Có thể thấy xúc giác là giác quan chủ đạo giúp con người có thể cảm nhận được nhiều cảm giác, cảm xúc, nó được hình thành và phát triển ngay từ lúc sinh ra và đồng hành cùng quá trình phát triển cơ thể. 

Vai trò của xúc giác

Vai trò của xúc giác đối với con người có thể kể đến đó là: Giúp cảm nhận những tác động, kích thích qua da thông qua hoạt động cầm, nắm, sờ, chạm. Sẽ rất khó khăn trong quá trình sinh hoạt mỗi ngày nếu như chúng ta không thể cảm nhận được nóng, lạnh, đau,… Cuộc sống sẽ thiếu đi “màu sắc” nếu con người thiếu đi xúc giác.

Xúc giác ở một người bình thường, khỏe mạnh sẽ cảm nhận được tối đa về cảm giác như: Trạng thái, cấu tạo của đồ vật, nhiệt độ, trọng lượng… Từ việc cảm nhận được những cảm giác mà xúc giác truyền lại còn giúp xác định được các cơ quan não bộ đang phát triển của người đó đang hoạt động một cách bình thường.

Nếu việc cảm nhận xúc giác bị ảnh hưởng hoặc không hoạt động như người bình thường. Rất có thể bạn đang mắc phải chứng rối loạn xúc giác và điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống.

Bên cạnh những giác quan khác của con người thì xúc giác có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp cho con người cảm nhận được hầu hết những sự vật sự việc xung quanh và tác động trực tiếp đến cuộc sống. Xúc giác ngoài ra còn tồn tại ở động vật với chức năng rất giống con người.

Ngoài xúc giác còn có các giác quan nào?

Xúc giác là một trong 5 giác quan của con người chúng ta. Vậy 4 giác quan khác còn lại là gì? Đó chính là:

  • Vị giác: Giúp con người có thể cảm nhận, nhận biết cảm nhận khẩu vị chua cay, mặn, ngọt, đắng, vị ngon,… nhờ vào lưỡi và những nốt sần đỏ của nó trên bề mặt. Vị giác sẽ được phát huy mạnh mẽ nhất thông qua việc ăn uống. Mất vị giác là một trong những bệnh thường gặp ở giác quan này.
  • Thị giác: Giúp con người có thể nhìn thấy hình ảnh vạn vật xung quanh đặc biệt là màu sắc, ánh sáng,… Người không có thị giác chỉ cảm nhận được một màu duy nhất chính là màu đen.
  • Thính giác: Giúp con người có thể cảm nhận được âm thanh như: Lời người khác nói, âm thanh, tiếng động xung quanh,…
  • Khứu giác: Giúp con người có thể cảm nhận mùi của các vật xung quanh. Các phân tử không khí sau khi xâm nhập vào mũi sẽ kích thích mũi hoạt động giúp con người nhận biết vật, khu vực đó có mùi như thế nào.

Cấu tạo và sự phát triển của xúc giác là gì?

Ngoài xúc giác cơ thể người còn có 4 giác quan quan trọng khác

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Xúc giác là gì? Theo dõi các chuyên mục của nhà thuốc Hưng Thịnh để có thể cập nhật thường xuyên những thông tin sức khỏe bổ ích khác nữa nhé!

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)