Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm tai giữa cấp có tên tiếng anh là Acute Otitis Media – AOM, là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus xảy ra ở tai giữa bệnh nhân và thường đi kèm với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vậy bệnh viêm tai giữa cấp hay gặp phải ở lứa tuổi nào?

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa – khu vực phía sau màng nhĩ bị nhiễm trùng, gây sưng, đau, sốt và chảy dịch ra bên ngoài. Viêm tai giữa cấp tính thường là một biến chứng của sự rối loạn chức năng vòi nhĩ do một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra. Bệnh sẽ không gây ra quá nhiều nguy hiểm nếu được phát hiện, điều trị sớm và đúng cách.

Trong một số trường hợp nếu điều trị chậm trễ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ dẫn đến chảy máu tai, liệt các dây thần kinh mặt, khi tình trạng viêm nhiễm không được khắc phục có thể lan sang khu vực xung quanh như não gây áp xe não, viêm màng não,… ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân.

Viêm tai giữa cấp có thể gặp ở lứa tuổi nào là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!

Cấu trúc và chức năng của tai

Tai của chúng ta giữa có nhiệm vụ chính là truyền những xung động từ màng nhĩ đến tai trong thông qua chuỗi xương con, giúp chúng ta nghe rõ được âm thanh trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong tai.

Tai chia thành 3 phần chính: Tai ngoài, tai giữa và tai trong:

  • Tai ngoài bao gồm: Vành tai và ống tai.
  • Tai giữa bao gồm: Màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ (vòi Eustachian) và chuỗi xương con bao gồm xương búa, xương đe và xương đạp.
  • Tai trong là bộ phận trong cùng chứa ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình, đảm nhiệm chức năng chuyển đổi các xung động âm thanh nhận được từ tai giữa chuyển thành các thành xung động thần kinh và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể con người.

Viêm tai giữa cấp hay gặp ở lứa tuổi nào?1

Hình ảnh cấu trúc của tai

Biến chứng bệnh viêm tai giữa cấp

Những biến chứng của viêm tai giữa cấp tính thường không phổ biến. Trong một số ít trường hợp, viêm tai giữa do vi khuẩn có thể lan rộng tại chỗ, dẫn đến là viêm xương chũm cấp, viêm xương đá và viêm mê nhĩ.

Sự lan vào nội sọ rất hiếm và thường là gây ra viêm màng não, áp xe não, áp xe dưới, áp xe ngoài màng cứng, huyết khối xoang tĩnh mạch bên và tràn dịch não tủy vẫn có thể xảy ra. Khi bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh, biến chứng trong sọ có thể tiến triển chậm chạp, đặc biệt ở những bệnh nhân có ghi nhận suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh viêm tai giữa cấp

Triệu chứng ban đầu thông thường và phố biến nhất là rất đau ở tai, kết hợp với giảm sức nghe, giảm phản xạ âm thanh. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ có thể trở nên cáu kỉnh, quấy khóc, hay đưa tay lên giật tai hoặc khó ngủ. Ngoài ra, sốt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy,… rất thường xảy ra ở những trẻ nhỏ.

Một số bệnh nhân có dấu hiệu đau đầu trầm trọng, nhầm lẫn, lú lẫn hoặc xuất hiện những dấu hiệu thần kinh khu trú có thể xảy ra với sự lây lan nhiễm trùng xâm nhập vào nội sọ. Liệt mặt và chóng mặt cho thấy sự mở rộng nhiễm trùng lan đến ống Fallop hoặc mê nhĩ.

Viêm tai giữa cấp hay gặp ở lứa tuổi nào?2

Sốt là dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp hay gặp ở lứa tuổi nào?

Mặc dù bệnh viêm tai giữa cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường xảy ra ở lứa tuổi 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Ở lứa tuổi này, vòi Eustachian (nối từ tai đến mũi) có cấu trúc và chức năng chưa hoàn chỉnh, thường ngắn hơn và hoạt động kém hiệu quả hơn so với người trưởng thành.

Ngoài trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi trong trường hợp bị viêm tai giữa còn gặp ở các trường hợp sau đây:

  • Trẻ có thói quen sử dụng núm vú giả.
  • Trẻ bắt đầu đi nhà trẻ và bú bình thường xuyên.
  • Trẻ phải tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí trong môi trường sống cao.
  • Trẻ đã từng trải qua những thay đổi về độ cao, thay đổi khí hậu.
  • Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai giữa trước đó.
  • Do dị tật bẩm sinh vùng mũi họng cũng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.

Viêm tai giữa cấp hay gặp ở lứa tuổi nào?3

Viêm tai giữa cấp hay gặp ở lứa tuổi nào là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa cấp

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán viêm tai giữa cấp thường là đánh giá lâm sàng dựa trên kết quả soi tai và dựa trên sự xuất hiện các cơn đau cấp tính (trong vòng 48 giờ). Khi nội soi tai, có thế cho thấy kết quả phồng màng nhĩ, có sự hiện diện của triệu chứng tràn dịch tai giữa đối với ống soi tai bơm hơi.

Điều trị bệnh viêm tai giữa cấp

Khi có triệu chứng và dấu hiệu bệnh viêm tai giữa cấp, bệnh nhân cần đến bệnh viện uy tín, bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Hạn chế tình trạng bệnh nhân tự mua thuốc nhỏ hoặc thuốc uống về tự sử dụng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân sau này.

Thông thường, viêm tai giữa cấp được điều trị bằng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen. Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê toa sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân có dấu hiệu nặng hơn và hiếm khi cần phải trích nhĩ. Không nên sử dụng thuốc nhỏ tai trong trường hợp bệnh nhân bị thủng màng nhĩ.

Một số bệnh nhân sốt liên tục, có dấu hiệu đau tai nhiều,… bác sĩ có thể sẽ thực hiện phẫu thuật trích nhĩ cho một màng nhĩ phồng. Lúc này, thính lực, đo nhĩ lượng, hình ảnh màng nhĩ và những chuyển động của màng nhĩ sẽ được theo dõi cho đến khi bệnh diễn biến bình thường.

Viêm tai giữa cấp hay gặp ở lứa tuổi nào?4

Trẻ có dấu hiệu bị viêm tai giữa cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt

Phụ huynh hãy chủ động phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cấp bằng việc trẻ em cần được tiêm phòng mũi phế cầu và cúm đầy đủ. Khi tiêm phòng đúng, có thể làm giảm tỉ lệ bị viêm tai giữa cấp đáng kể. Ngoài ra, trẻ sơ sinh không nên tạo thói quen vừa ngủ và bú sữa bình đông thời hãy loại bỏ việc có khói thuốc lá trong trong gia đình cũng như trong môi trường sống của trẻ.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)