Nhà thuốc Hưng Thịnh

Cho đến tuổi trưởng thành, răng chúng ta sẽ mọc đủ tổng cộng là 32 răng. Trong đó, răng khôn (răng số 8) là răng mọc cuối cùng và nằm ở vị trí trong cùng của hàm.Răng khôn thường bị mọc lệch, mọc chen lấn các răng khác gây viêm nướu, sưng nướu. Nếu không được can thiệp kịp thời, viêm nướu răng khôn biến chứng sẽ dễ xảy ra.

Vậy viêm nướu răng khôn biến chứng là gì? Triệu chứng thường gặp và cách điều trị bệnh viêm nướu như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là viêm nướu răng khôn?

Cuộc đời của mỗi người đều phải trải qua ít nhất một lần mọc răng khôn đầy đau đớn. Răng khôn không chỉ mang đến những bất tiện trong việc ăn uống và còn gây ra những những bệnh về răng miệng đi kèm, trong đó có viêm nướu răng khôn.

Viêm nướu răng khôn được biết đến là một loại bệnh lý xuất hiện trong quá trình người bệnh mọc răng khôn. Đây là tình trạng xảy ra khi phần lợi ở hàm phủ lên bề mặt của chiếc răng khôn, ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Khi răng khôn tiếp tục mọc lên, nó sẽ đâm vào lợi và khiến cho người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu. Nếu để càng lâu mà không điều trị, tình trạng viêm nhiễm này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, phần nướu răng sẽ tiếp tục sưng tấy và đau. Khi đó, bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị một cách sớm nhất nhé!

Sốt là triệu chứng thường thấy khi bị viêm nhiễm ở bộ phận nào đó 1

Viêm nướu răng khôn gây sốt, đau đớn và khó chịu

Yếu tố nguy cơ của viêm nướu răng khôn

Trong trường hợp phần nướu không bị viêm nhiễm sẽ có thể tự khỏi sau khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, vị trí này có thể bị viêm trở lại và sưng lên khi răng khôn phát triển tiếp. Lúc này, lợi sẽ tiếp tục bị hở và việc nhiễm trùng tái phát. Một số yếu tố nguy cơ góp phần làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này bao gồm:

  • Người có độ tuổi trong khoảng từ 19-29 tuổi rất dễ mắc bệnh viêm nướu răng khôn và tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.

  • Do vệ sinh răng miệng kém hoặc chưa biết cách vệ sinh răng miệng.

  • Vị trí răng khôn mọc “hiểm hóc” hoặc cách mọc răng khôn bất thường.

  • Phụ nữ mang thai hoặc cơ thể bị suy nhược.

  • Người bệnh có bệnh lý nền như bệnh viêm nha chu mãn tính…

Các triệu chứng thường gặp

Khi bị viêm nướu răng khôn, bạn có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Sưng nướu: Nướu có màu đỏ và sưng phồng lên thành bọng lớn và sẽ thấy đau khi dùng tay ấn vào. Một số trường hợp có thể thấy nước và mủ chảy ra.

  • Đau răng: Xuất hiện những cơn đau răng với tần số ngày càng nhiều và kéo dài, mức độ đau cũng tăng dần. Kể cả khi bạn há miệng hay nuốt nước bọt thì cảm giác đau vẫn không mất đi.

  • Nổi hạch và xuất hiện những cơn sốt: Khi bị viêm nhiễm, bạn thường sẽ bị sốt và kèm theo đó là tình trạng sưng và nổi hạch ở vùng cổ.

  • Chảy nước bọt khi ngủ: Do bị sưng nên bệnh nhân không thể ngậm miệng vào như bình thường. Điều này sẽ khiến cho khi ngủ, nước bọt chảy ra và có mùi hôi khó chịu.

Bị viêm nướu răng khôn biến chứng là gì?

Viêm nướu răng khôn biến chứng là gì? Triệu chứng của viêm nướu răng khôn mà bạn không nên bỏ qua 2

Viêm nướu răng khôn biến chứng khôn lường có thể gặp phải

Tình trạng viêm nướu răng khôn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm nướu có mủ: Thức ăn bị kẹt ở phần viêm sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành bọc mủ. Nếu bệnh nhân vẫn không được điều trị tại thời điểm này thì rất có thể vi khuẩn sẽ tấn công sang các mô xung quanh khiến cho cả răng và xương hàm đều bị tổn thương nghiêm trọng.

  • Nướu nhiễm trùng: Phần nướu nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới nhiễm trùng nướu, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về tim mạch, trong đó có đột quỵ.

  • Nguy cơ lung lay răng bên cạnh: Các răng bên cạnh răng khôn sẽ bị ảnh hưởng khi bị viêm nướu răng khôn do vi khuẩn sẽ lây lan từ vùng này đến vùng khác. Khi đó, chân răng của những răng bên cạnh sẽ yếu dần đi và rất dễ lung lay.

  • Ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ: Khi cơn đau kéo dài sẽ khiến sức khỏe của người bệnh dần suy kiệt. Bệnh nhân ăn uống kém có thể dẫn đến nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến tiêu hoá, cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, nếu bị viêm nướu răng khôn ở mức độ nặng có thể làm cho bạn trở nên tự tin và khiến cho việc giao tiếp bị ảnh hưởng do khó mở miệng, phát âm không rõ, thậm chí mùi hôi ở vùng viêm nhiễm cũng sẽ gây khó chịu cho người đối diện.

Cách điều trị như thế nào?

Việc phát hiện và điều trị sớm tình trạng viêm nướu răng khôn sẽ giúp làm giảm khả năng mắc phải những biến chứng không mong muốn và cải thiện sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể, đưa cuộc sống của người bệnh trở lại bình thường. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bạn có thể áp dụng.

  • Dùng kháng sinh: Đây là lựa chọn đầu tay khi bạn bị bất kỳ một loại viêm nhiễm nào. Trước tiên, bác sĩ là sát trùng vị trí viêm và kê thuốc kháng sinh giúp tiêu viêm nhanh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, lưu ý không được tự ý mua thuốc và sử dụng bừa bãi, tránh khả năng kháng thuốc và những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khoẻ.

  • Cắt lợi: Tiểu phẫu được thực hiện để loại bỏ phần nướu trùm lên trong trường hợp răng khôn mọc thẳng. Sau khi đã cắt lợi, răng khôn sẽ tiếp tục mọc lên như một răng bình thường.

  • Nhổ răng khôn: Đây chính là phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng này. Sau khi nhổ răng khôn, tình trạng viêm nướu sẽ chấm dứt và việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn.

Viêm nướu răng khôn biến chứng là gì? Triệu chứng của viêm nướu răng khôn mà bạn không nên bỏ qua 3

Nhổ răng khôn là phương pháp hiệu quả nhất chấm dứt tình trạng này

Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ nha sĩ dày dặn kinh nghiệm để chữa trị bệnh viêm nướu răng khôn an toàn và hiệu quả nhất nhé!

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề viêm nướu răng khôn bao gồm các triệu chứng thường gặp, viêm nướu răng khôn biến chứng cũng như phương pháp điều trị. Hãy cố gắng giữ vệ sinh răng miệng thật tốt và nếu được nên xử lý ngay chiếc răng khôn “đáng ghét” này để ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng nướu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)