Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm họng do trào ngược dạ dày là hiện tượng khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này có nguy hiểm không và liệu có giải pháp nào điều trị hiệu quả hay không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm họng, trong đó có nguyên nhân do trào ngược dạ dày. Vậy viêm họng do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào để mang lại hiệu quả triệt để, không tái phát. Hãy tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây. 

Viêm họng do trào ngược dạ dày là gì?

Viêm họng do trào ngược dạ dày là hiện tượng người bệnh bị viêm họng kèm các triệu chứng đi kèm như tức ngực, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn… Tại sao trào ngược dạ dày gây đau họng, mối liên quan giữa hai bộ phận này như thế nào?

Theo lý giải y khoa, khi các cơ tại thực quản dưới bị co thắt sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Lúc này, axit trong dạ dày gồm dịch mật, thức ăn chưa tiêu hóa sẽ bị các cơn co thắt đẩy ngược lên vùng thực quản. Axit đẩy lên gây tổn thương cho vùng niêm mạc họng, đồng thời tạo môi trường cho các virus và vi khuẩn tấn công. Từ đó khiến cho niêm mạc bị ngứa, đau rát hoặc sưng viêm.

Người bệnh nhận biết cảm giác đau họng rõ rệt hơn nếu hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra liên tục. Không những vậy, khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh sẽ khó thở hơn do vùng khí quản chịu áp lực bởi các phản ứng do viêm gây ra, gây chèn ép lên đường thở. 

Viêm họng do trào ngược dạ dày là gì? Viêm họng do trào ngược dạ dày là bệnh lý xuất hiện khá phổ biến

Triệu chứng của viêm họng do trào ngược dạ dày

Triệu chứng của viêm họng thông thường và viêm họng do trào ngược dạ dày khá giống nhau, điều này khiến nhiều bệnh nhân nhầm lẫn và điều trị không hiệu quả. 

Đối với người mắc bệnh viêm họng thông thường sẽ chỉ có cảm giác đau, sưng hoặc khô cổ họng. Tuy nhiên, với người bị viêm họng do trào ngược dạ dày sẽ có nhiều tổn thương ở họng hơn. Dưới đây là những biểu hiện rõ rệt nhất ở người mắc trào ngược dạ dày viêm họng:

  • Họng đau rát, khó chịu, nuốt thức ăn bị nghẹn, thường xuyên bị khàn giọng, hơi thở cũng có mùi do có những vết xước ở vùng họng. 
  • Ợ hơi, ợ chua, miệng tiết nhiều nước bọt, dễ bị nôn, họng có dấu hiệu viêm nhiễm, đồng thời có cảm giác khó tiêu. 
  • Vùng ngực và dạ dày có cảm giác nóng rát, nhất là sau bữa ăn hoặc lúc nằm, cúi xuống. 
  • Trong trường hợp trào ngược dạ dày gây viêm họng hạt, người bệnh sẽ thường xuyên khó thở hoặc nghẹt thở.

Triệu chứng của viêm họng do trào ngược dạ dày Ợ chua là một trong những triệu chứng của trào ngược dạ dày viêm họng

Giải pháp điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày 

Với bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày, trong quá trình điều trị cần đạt 2 mục tiêu song song, đó là làm giảm đau họng, dịu cổ họng và đẩy lùi chứng trào ngược dạ dày – nguyên nhân gây tổn thương thực quản. Một số giải pháp điều trị bệnh lý này đang được áp dụng hiện nay như sau:

Giải pháp Tây y

Khi áp dụng biện pháp Tây y, bác sĩ sẽ kê kết hợp cả thuốc chống trào ngược dạ dày và điều trị đau họng. Các thuốc chống trào ngược dạ dày mang lại tác dụng giảm tiết acid hoặc trung hòa acid nhằm bảo vệ thực quản như: Thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc kháng acid và thuốc ức chế bơm proton. Cụ thể tác dụng như sau:

  • Thuốc kháng acid: Các hoạt chất trong thuốc có thể gồm: Magie hidroxit, sodium bicarbonate, canxi carbonate, nhôm hydroxit,… Thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm đau họng. Đây là loại thuốc không kê đơn, tuy nhiên người bệnh có hiện tượng trào ngược dạ dày bị viêm họng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Thuốc ức chế thụ thể H2 hoạt động trên cơ chế ngăn chặn tế bào dạ dày gắn kết với thụ thể trên tế bào sản xuất acid. Các thuốc thuộc nhóm này thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày, giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng gồm: Famotidine, Cimetidine, Ranitidine, Nizatidine…

  • Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này giúp giảm sản xuất acid dạ dày, giảm tổn thương do acid dạ dày cho niêm mạc thực quản. 

Khi sử dụng các loại thuốc trên sẽ giúp giảm acid dạ dày trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc thực quản, từ đó niêm mạc họng sẽ dần hồi phục. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể kê đồng thời một vài loại thuốc giảm đau họng. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm dịu cổ họng bằng các phương pháp tại nhà đơn giản như: Ngậm nước chanh muối, uống và súc họng bằng nước ấm…

điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày  Uống thuốc tây là giải pháp hiệu quả để trị viêm họng do trào ngược dạ dày

Giải pháp Đông y 

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản và viêm họng từ các nguyên liệu “cây nhà lá vườn”. Một số bài thuốc bạn có thể áp dụng như sau:

  • Cam thảo: Cam thảo là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày để chữa viêm họng. Bạn có thể dùng cam thảo với lượng vừa đủ pha với nước làm trà uống mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp và người mắc bệnh tim không nên sử dụng.

  • Hoa đu đủ đực: Hoa đu đủ đực chứa nhiều thành phần có hiệu quả trong việc điều trị viêm họng. Bạn có thể lấy một nắm hoa đu đủ đực giã nhuyễn cùng đường phèn, sau đó đem hấp cách thủy cho tan hết đường phèn, đợi nguội bớt rồi uống. Kiên trì uống mỗi ngày 3 lần sẽ mang lại tác dụng cải thiện tình trạng viêm họng do trào ngược dạ dày. 

  • Gừng tươi: Gừng có khả năng làm dịu các cơn đắng miệng và đau rát cổ họng, đồng thời hỗ trợ cải thiện chứng trào ngược dạ dày khá tốt. Bạn chuẩn bị 1 củ gừng đem rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành các lát gừng mỏng. Sau đó bạn cho nước sôi vào, đợi khoảng 10 phút thì thêm một thìa nhỏ mật ong, khuấy đều rồi uống. Với cách này, bạn nên uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Gừng tươi là nguyên liệu có thể dùng để trị viêm họng do trào ngược dạ dày Gừng tươi là nguyên liệu có thể dùng để trị viêm họng do trào ngược dạ dày

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm họng do trào ngược dạ dày, triệu chứng và giải pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày như chia nhỏ bữa ăn, không nằm ngay sau khi ăn, không hút thuốc, duy trì cân nặng phù hợp… để sớm cải thiện tình trạng bệnh nhé! 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)