Nhà thuốc Hưng Thịnh

Người bị viêm da cơ địa thường bị rối loạn hàng rào bảo vệ da dẫn đến da khô, ngứa và đóng vảy. Chính vì vậy, nhiều người cảm thấy e ngại khi tiếp xúc với những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Vậy viêm da cơ địa có lây không?

Bệnh viêm da cơ địa có lây không và đâu là biện pháp kiểm soát để nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh? Là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn tiếp tục theo dõi bài viết dưới nhé.

Nguyên nhân viêm da cơ địa

Hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa vẫn đang được nghiên cứu. Việc xuất hiện bệnh viêm da cơ địa là kết quả khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh trong đó có yếu tố cơ địa, di truyền hoặc suy giảm miễn dịch. 

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh và liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh đã được chứng minh như có người thân bị viêm da cơ địa di truyền. Tiền sử dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn hoặc các tác nhân ngoài môi trường. Mắc bệnh lý liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá thụ động và chủ động làm tăng tỷ lệ mắc bệnh chàm ở người lớn. Môi trường sống bẩn và nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi thất thường, lối sống căng thẳng, nhiễm trùng hoặc các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch cũng là những yếu tố khiến bệnh viêm da cơ địa tái phát.

Người bệnh cần phân biệt được nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Yếu tố không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm da cơ địa mà chỉ thúc đẩy bệnh khởi phát những đợt cấp tính, phát triển dai dẳng hoặc tái phát trong tương lai.

Viêm da cơ địa có lây không? Biện pháp phòng ngừa như thế nào? 1 Viêm da cơ địa có lây không? Thì câu trả lời là không

Viêm da cơ địa có lây không?

Nhiều người thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có lây không? Thì câu trả lời là không. Viêm da cơ địa không lây, do đó việc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ mụn nước hoặc dịch tiết hoặc máu từ vết thương không làm lây lan bệnh. Tuy nhiên, viêm da cơ địa có tính di truyền. Đã có một số trường hợp lâm sàng có khả năng truyền từ ba sang con cái. 

Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh viêm da cơ địa thì hơn 80% con cái sinh ra cũng sẽ mắc bệnh này. Ngoài ra, chỉ cần 1 trong 2 người mắc bệnh thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa sẽ giảm còn 50%. Vì vậy bệnh viêm da cơ địa có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khi các thành viên khác trong gia đình cũng bị bệnh. 

Bệnh viêm da cơ địa có chữa được không?

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm da cơ địa. Nguyên tắc điều trị nói chung bao gồm kết hợp điều trị tại chỗ với thuốc bôi và thuốc toàn thân phù hợp với từng giai đoạn bệnh. 

Tuỳ vào từng giai đoạn bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định phương án điều trị khác nhau để giảm tần suất bệnh tái phát. Đồng thời, bệnh nhân cũng phải điều trị các bệnh lý khác liên quan đến yếu tố cơ địa.

Các loại thuốc bôi ngoài da thường được sử dụng là corticosteroid và bôi kem dưỡng ẩm da. Corticoid có thể được sử dụng dưới dạng bôi ngoài da hoặc bôi toàn thân. Tuy nhiên, bạn không nên tự mua thuốc sử dụng mà cần có chỉ định của ​​bác sĩ vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với người bệnh.

Ngoài ra với các bệnh nhân mắc bệnh nhẹ thì việc sử dụng các bài thuốc dân gian cũng mang lại hiệu quả tốt. Lá tắm chữa viêm da cơ địa là biện pháp này khá an toàn và chi phí rẻ.

  • Sử dụng lá lốt: Người bệnh chuẩn bị khoảng 10 lá lốt tươi, rửa sạch rồi đun với khoảng 2 lít nước. Sau đó lấy phần nước này pha thêm nước lạnh đến nhiệt độ thích hợp rồi dùng để tắm. Phần bã có thể dùng để xoa bóp nhẹ nhàng vùng da bị chàm để tăng hiệu quả điều trị. 
  • Sử dụng lá khế: Nhiều bệnh nhân cũng sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ lá khế cho thấy kết quả tốt. Người bệnh có thể tắm lá khế hoặc chườm nóng để cải thiện các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy,…

Viêm da cơ địa có lây không? Biện pháp phòng ngừa như thế nào? 2 Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm da cơ địa nên chữa trị bằng cách giảm triệu chứng

Cách phòng ngừa bệnh như thế nào?

Bệnh tuy không lây lan nhưng rất dễ tái phát trong tương lai. Dưới đây là một số biện pháp để giảm khả năng bệnh tái phát cũng như phòng ngừa bệnh xuất hiện:

  • Mặc quần áo chống ẩm và tắm sau khi tập thể dục đổ nhiều mồ hôi. Điều này giúp kiểm soát tình trạng bệnh. 
  • Hạn chế sử dụng sữa tắm, tẩy da chứa nhiều hoá chất tẩy rửa hoặc nhiều hương liệu. 
  • Thường xuyên cắt móng tay để tránh gây trầy xước và chảy máu ở vùng da đang bị tổn thương.
  • Thoa kem dưỡng ẩm dành cho người viêm da cơ địa để đảm bảo da luôn đủ nước, vì da khô dễ bị tổn thương hơn. 
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giúp da không bị khô. Mặc quần áo bằng chất liệu thông thoáng, không bí mồ hôi để giữ da luôn khô ráo.
  • Giữ gìn môi trường sống vệ sinh, sạch sẽ và thông thoáng.
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.
  • Không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh vì như vậy sẽ làm da dễ bị khô. 
  • Tránh sử dụng các sản phẩm hoặc thực phẩm mà bạn biết rằng cơ thể có khả năng bị dị ứng cao.

Viêm da cơ địa có lây không? Biện pháp phòng ngừa như thế nào? 3 Bên cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cần nên bôi kem dưỡng ẩm tránh khô da

Bài viết trước đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có lây không? Và các biện pháp để giảm thiểu sự tiến triển của bệnh. Bệnh viêm da cơ địa có thể kéo dài từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, các triệu chứng thường có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị tại nhà và phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)