Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng chủ yếu do vi khuẩn gây nên. Đồng thời, bệnh viêm bàng quang tái phát nhiều lần gây nên nhiều tác hại khôn lường.

Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến, có thể gặp ở nữ giới và nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai và tiền mãn kinh. Bệnh có khả năng tái phát nhiều lần, không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe mà còn để lại nhiều hậu quả khôn lường. Vậy vì sao viêm bàng quang tái phát nhiều lần?

Tìm hiểu về bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp, có thể do tác dụng phụ của thuốc hay một số tác nhân gây bệnh khác. 

Hầu hết mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quàng một trong lần trong đời. Mỗi đợt viêm bàng quang thể hiện kéo dài từ 3 – 5 ngày:

  • Đi tiểu buốt, xuất hiện cảm giác bỏng rát dọc niệu đạo trong hay sau khi đi tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít trong mỗi lần.
  • Cần đi tiểu gấp, nếu như không được đi sẽ bị són tiểu.
  • Nước tiểu đục, màu sẫm, có mùi hôi.
  • Có thể tiểu ra máu ở cuối bãi.
  • Đau vùng bụng dưới.

Viêm bàng quang tái phát Viêm bàng quang tái phát

Nếu được phát hiện và điều trị thì bệnh được điều trị đơn giản và thường đạt kết quả tốt nếu tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ kết hợp cùng với một số cách chữa viêm bàng quang tại nhà.

Viêm bàng quang cấp tính được điều trị rất đơn giản và thường đạt kết quả tốt nếu người bệnh tuân thủ hướng dẫn sử dụng kháng sinh phù hợp và uống nhiều nước.

Tuy nhiên, viêm bàng quang lại là bệnh rất dễ tái phát nhiều lần và tỷ lệ tái phát rất cao. Người bệnh sẽ phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu thường xuyên và gặp phải nguy cơ kháng thuốc sau khi sử dụng kháng sinh trong thời gian dài. Vì vậy, điều cần làm là tìm nguyên nhân tái phát viêm bàng quang để điều trị triệt để, tận gốc, đề phòng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh của cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang tái phát

Việc nắm được nguyên nhân viêm bàng quang tái phát sẽ giúp bệnh nhân phòng ngừa hiệu quả:

Cấu tạo cơ thể

Bàng quang ở gần bộ phận sinh dục nên khả năng vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh rất cao. Đặc biệt, với phụ nữ có cấu tạo đường tiết niệu ngắn, sát âm đạo và hậu môn nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nam giới và tái nhiễm cũng cao hơn.

Không điều trị triệt để

Nếu như không tuân thủ liệu trình điều trị, điều trị không dứt điểm thì nguy cơ tái phát bệnh rất cao. Do vi khuẩn không được loại bỏ triệt để. Thậm chí, việc uống thuốc không đúng cũng sẽ làm lờn thuốc, khiến thuốc không còn tác dụng mà tái đi tái lại nhiều lần. 

Hẹp lỗ tiểu

Tình trạng hẹp lỗ tiểu là một dị dạng bẩm sinh tiết niệu sinh dục hoặc xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hay tiền mãn kinh do giảm nội tiết tố nữ gây khô, teo bộ phận sinh dục ngoài. Khi bị hẹp lỗ tiểu khiến nước tiểu chảy xoắn, ngược chiều, kéo theo vi khuẩn có sẵn ở lỗ tiểu và niệu đạo vào bàng quang. 

Tình trạng này càng nặng hơn sau khi quan hệ tình dục vì hoạt động quan hệ góp phần đẩy đẩy chất tiết trong các tuyến nhỏ kéo theo vi khuẩn trong đó vào lòng niệu đạo.

Nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang tái phát Nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang tái phát

Thói quen vệ sinh không đúng

Việc vệ sinh sai cách hay hoặc sử dụng các sản phẩm không phù hợp là nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm bàng quang tái phát. Lạm dụng sản phẩm tẩy rửa, mặc quần áo bó sát,… có thể gây ra những chấn thương cơ học và tổn thương hóa học cho niêm mạc bộ phận sinh dục, khiến vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển nhiều hơn, từ đó gây ra tình trạng viêm bàng quang tái phát.

Thói quen sinh hoạt xấu

Ít uống nước, hút thuốc lá, uống rượu bia, nhịn tiểu,… không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều trị mà còn khiến tình trạng viêm bàng quang tái phát nhiều lần. Bởi các chất độc hại, cùng vi khuẩn tích tụ trong cơ thể không được loại thải ra ngoài. 

Do một số bệnh lý

Viêm bàng quang tái phát có thể bắt nguồn từ một số bệnh của toàn bộ hệ thống tiết niệu như bệnh lao hệ tiết niệu, có thể do bệnh từ niệu đạo, bàng quang, cổ bàng quang, các bệnh lý phụ khoa do vi khuẩn, nấm,…

Tác hại khi viêm bàng quang tái phát

Nếu như để bệnh viêm nhiễm và tái phát nhiều lần thì gây ra những tác hại đe dọa sức khỏe, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. 

  • Kháng thuốc: Thuốc kháng sinh là một trong những loại thuốc được sử dụng chủ yếu trong việc điều trị viêm bàng quang. Nếu như sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc không theo phác đồ khiến cơ thể bị nhờn thuốc.
  • Đe dọa chất lượng cuộc sống: Người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn kéo dài, cùng với một số triệu chứng tiểu rắc, khó tiểu, ứ nước, nước tiểu có mùi khó chịu,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hằng ngày.
  • Bệnh ở cơ quan tiết niệu: Vi khuẩn không chỉ tấn công bàng quang mà còn tấn công vào các cơ quan khác như niệu quản, thận,… Từ đó, gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như suy thận, hoại tử thận, thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư thận.
  • Đe dọa khả năng tình dục và chức năng sinh nở: Vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây nhiễm và ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục như âm đạo, buồng trứng, dương vật, tinh hoàn,… 

Biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang tái phát

Để bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn ngừa viêm bàng quang tái phát nhiều lần, mỗi người nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 1,5 – 2 lít/ngày.
  • Không được nhịn tiểu.
  • Tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh vùng sinh dục tiết niệu bị ẩm, nóng, hạn chế được nguy cơ vi khuẩn sinh sôi.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, nhất là sau khi đi tiểu.
  • Tránh táo bón.
  • Không vệ sinh, tẩy rửa thái quá, không nên lạm dụng nước rửa vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Không tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh.
  • Tắm vòi sen thay vì tắm bồn.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Thường xuyên tái khám hay khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần.

Biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang tái phát Biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang tái phát

Việc điều trị dứt điểm bệnh và phòng ngừa bệnh viêm bàng quàng tái phát sẽ không quá khó khăn nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh. 

Thy Võ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)