Nhà thuốc Hưng Thịnh

Dù bé nhà bạn đang rất bụ bẫm thế nhưng khi đi khám dinh dưỡng lại có kết luận trẻ bị suy dinh dưỡng? Vì sao bị suy dinh dưỡng khi trẻ vẫn tăng cân rất đều đặn, thậm chí là có phần béo phì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Trẻ béo phì thuộc suy dinh dưỡng thể phù

Theo khoa học, béo phì thật ra cũng là một dạng của suy dinh dưỡng. Trong y học gọi dạng này là suy dinh dưỡng thể phù. Khi mắc suy dinh dưỡng thể phù, mặt bé vẫn tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, thiếu máu, gan to và thoái hóa mỡ, phù. Trẻ suy dinh dưỡng thể phù thường vẫn mập mạp khỏe mạnh giai đoạn đầu nhưng về sau vô cùng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm.  

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do trẻ ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn nhiều chất bột đường nhưng do chưa có sự mất cân bằng giữa các nhóm chất. Chế độ này có thể cung cấp nhiều năng lượng nhưng năng lượng lại chủ yếu nằm ở chất béo và chất bột đường. Chính vì thế dù cơ thể phù lên nhưng bé vẫn bị thiếu chất.

vì sao bị suy dinh dưỡngTrẻ dù có mập mạp vẫn có thể bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng thể phù là gì?

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trẻ suy dinh dưỡng dạng nặng được biểu hiện ở 3 thể: thể phù, thể teo đét và thể phối hợp. Suy dinh dưỡng thể phù còn gọi là suy dinh dưỡng Kwashiokor.

Nhìn bên ngoài, bạn sẽ thấy trẻ có vẻ hơi thừa cân nên khi phát hiện bạn sẽ thấy hoang mang khó hiểu vì sao bị suy dinh dưỡng. Nhưng nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy có sự “mập” không đồng đều ở cơ thể trẻ: bụng, mặt, mu bàn chân thì sưng phù nhưng tay chân trẻ lại khẳng khiu…

vì sao bị suy dinh dưỡng 02Suy dinh dưỡng thể phù thường khiến mặt trẻ sưng phù

Ngoài ra trẻ còn có thể có một số biểu hiện như da bong tróc, đốm da đỏ hoặc đen loang lổ, xanh xao, vàng vọt do thiếu máu, khô giác mạc, quáng gà, chậm phát triển vận động…

Ban đầu, có thể chỉ có triệu chứng phù mặt, mí mắt, mu bàn chân nhưng lâu dần sẽ chuyển sang phù toàn thân. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến xương và gây phù các cơ quan nội tạng như tim, gan, ruột… rất nguy hiểm.

Phòng suy dinh dưỡng thể phù

Khi đã biết vì sao bị suy dinh dưỡng nhưng trẻ vẫn trông như tròn béo, bạn đừng nên lơ là việc phòng tránh suy dinh dưỡng thể phù cho trẻ.

  • Chăm sóc từ trong bụng mẹ: Suốt thời gian mang thai mẹ cần ăn uống đủ chất và thường xuyên theo dõi tăng cân từng quý, khám thai định kỳ ít nhất 3 lần.
  • Khi trẻ đã chào đời: Hãy luôn tuân thủ việc nuôi con bằng sữa mẹ, khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ đến hết 1 tuổi kết hợp song song với nguồn dinh dưỡng khác.
  • Kết hợp ăn dặm và sữa: Nên cho ăn dặm với bột hoặc cháo sau 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa. Không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống sữa bột nguyên kem vì dễ gây tổn thương niêm mạc ruột. Cần cho trẻ ăn dặm cân đối đủ 4 nhóm thức ăn: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau quả tươi.
  • Theo dõi cân nặng của bé: Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nên cân bé mỗi tháng 1 lần để theo dõi cân nặng của bé. Trẻ từ 2 – 5 tuổi thì 2 – 3 tháng cân một lần.Thường xuyên để ý những dấu hiệu trên cơ thể bé, đặc biệt là khi bé tăng cân một cách bất thường.

Suy dinh dưỡng thể phù là căn bệnh khó nhận biết nên bạn cần hết sức lưu tâm đến trẻ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đối lúc việc béo tròn chưa hẳn đã là khỏe mạnh. Vì thế hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thấy kĩ càng để luôn biết trẻ vì sao bị suy dinh dưỡng.

Phan Ngọc Ánh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)