Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thông thường, mọi người có xu hướng ít quan tâm đến vết thương hở ở gót chân vì nghĩ nó không nguy hiểm. Vậy sự thật có phải như thế không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem nha!

Mắc vết thương hở ở gót chân là điều không ai mong muốn. Chúng thường gây nhiều đau đớn và khó chịu người bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn cũng như biết được cách xử lý khi gặp vấn đề trên. Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị tổn thương hở ở gót chân. Vì thế, bạn cần phải hết sức cẩn trọng.

Vết thương hở ở gót chân có nguy hiểm không?

Trong cuộc sống hàng ngày, việc đi lại giẫm phải các vật sắc nhọn, tai nạn lao động,… là những nguyên nhân thường gặp khiến gót chân bị vết thương hở. Dưới đây là một số rủi ro nếu không xử lý vết thương kịp thời:

Tổn thương hệ thống gân xương

Gót chân có chứa hệ thống gân, cơ quan trọng chi phối hoạt động của chi dưới. Thế nhưng, vùng da ở gót chân rất mỏng nên khi gặp các vết thương hở dễ ảnh hưởng đến hệ thống gân xương. Đặc biệt là gân A-sin (Achilles). Nạn nhân thường sẽ cảm thấy đau nhói và sưng đỏ vùng gót chân.

Vết thương hở ở gót chân lâu lành

Khi chúng ta nằm ngửa, tất cả áp lực của chân và bàn chân đều dồn lên gót chân khiến vết thương bị tì đè. Mặt khác, sự tưới máu ở khu vực này tương đối kém làm vết thương lâu lành hơn những nơi khác rất nhiều. Ngoài ra, chỉ cần bệnh nhân vận động mạnh, đi lại nhiều thì vết thương cũng dễ rách và chậm khép miệng.

Vết thương hở ở gót chân - Không đơn giản như bạn nghĩ! 1 Vết thương hở ở gót chân cần chữa trị kịp thời để không để lại hậu quả nghiêm trọng

Nhiễm trùng vết thương ở gót chân

Gót chân là nơi thường phải tiếp xúc gần với mặt đường, chứa nhiều nấm, vi khuẩn,… nên nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường. Khi gót chân bị vết thương hở, lớp da ngoài bảo vệ gót chân sẽ bị mất tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

Bên cạnh đó, việc xử lý vết thương không đúng cách cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện khi nhiễm trùng vết thương như:

  • Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở da và mô dưới da gây ra bởi vi khuẩn. Viêm mô tế bào khiến đau, sưng đỏ ở vùng da bị tác động. Đối với trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sốt và nổi hạch bạch huyết sưng to.
  • Hoại tử: Là dạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Chúng sẽ phá hủy các tổ chức cơ và gây hoại tử một cách nhanh chóng. Bệnh nhân sẽ chịu những cơn đau đớn dữ dội và phải cắt bỏ chi để tránh hoại tử lây lan.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Là biến chứng nguy hiểm nhất, xảy ra khi nhiễm khuẩn lan vào trong máu bệnh nhân và có tỷ lệ tử vong cao.

Hướng dẫn xử lý vết thương hở ở gót chân đúng cách

Bước 1: Cầm máu vết thương

Khi vết thương đang chảy máu, bước đầu tiên bạn cần làm là nhanh chóng cầm máu để hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi. Việc chảy máu nhiều có thể khiến bệnh nhân sốc nhẹ và choáng váng.

Bạn nên dùng khăn sạch đặt lên vết thương và ấn nhẹ để cầm máu. Trong trường hợp không có khăn hoặc băng gạc gần đó, bạn có thể dùng tay ép lên miệng vết thương để máu hạn chế chảy. Nếu vết thương quá sâu và không cầm máu được bằng biện pháp thông thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ.

Bước 2: Rửa sạch, sát trùng vết thương

Việc vệ sinh vết thương kỹ lưỡng sẽ giúp loại bỏ đi các bụi bẩn, giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo. Bạn có thể tưới dung dịch sát khuẩn lên nơi bị tổn thương, sau đó dùng thêm bông tẩm lau nhẹ nhàng lại. Nên vệ sinh vết thương mỗi ngày 1 lần.

Bước 3 : Băng bó, bảo vệ cho vết thương

Vết thương hở ở gót chân cần được băng bó và bảo vệ cẩn thận nếu không sẽ có rủi ro nhiễm trùng rất cao do các yếu tố ngoại cảnh tác động. Vì thế, bước làm này sẽ giúp vết thương được bảo vệ tốt hơn, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Vết thương hở ở gót chân - Không đơn giản như bạn nghĩ! 2 Vết thương hở ở gót chân cần phải băng bó và bảo vệ kỹ lưỡng

Bước 4: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu cần

Đối với vết thương hở ở gót chân mức độ nhẹ, bạn có thể xử lý và chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Tuy nhiên, nếu vết thương thuộc một trong các trường hợp sau thì hãy đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ:

  • Không cầm được máu, máu vẫn chảy liên tục, không có dấu hiệu ngừng.
  • Vết thương do động vật cắn.
  • Vết thương sâu và hở lớn.
  • Bị dị vật đâm sâu, xuyên qua các khớp xương hoặc làm đứt gân Achilles.

Lưu ý khi chăm sóc vết thương hở ở gót chân

Trong quá trình chăm sóc vết thương ở chân, để đẩy nhanh thời gian phục hồi, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp nước với vết thương.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng các vị thuốc dân gian thoa lên vết thương.
  • Hạn chế dùng tay để bóc vảy hoặc chạm vào vết thương. Chỉ nên sử dụng thuốc thoa khi vết thương bắt đầu kéo da non và có dấu hiệu dần phục hồi.
  • Chăm sóc tại nhà nên tuân thủ chỉ đúng theo định của bác sĩ.
  • Theo dõi vết thương để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
  • Vết thương ở gót chân nên được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày một lần bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Tránh để vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, nên băng bó kỹ lưỡng trước khi ra ngoài.
  • Buổi tối khi đi ngủ nên tháo băng giúp vết thương được thông thoáng.

Vết thương hở ở gót chân - Không đơn giản như bạn nghĩ! 3 Nên kết hợp sử dụng thuốc trong thời gian điều trị vết thương hở

 Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức để có thể xử lý và chăm sóc vết thương hở ở gót chân một cách hiệu quả.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)