Nhà thuốc Hưng Thịnh

Vết loét tiểu đường là cụm từ khá quen thuộc với những bệnh nhân tiểu đường. Đây là biến chứng dễ dàng nhận thấy được ở cả người bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 lâu năm. Hiểu đúng về vết loét tiểu đường sẽ giúp nâng cao việc điều trị cũng như tránh gây ra những biến chứng từ những vết thương này gây ra.

Hiện tượng lở loét có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể của bệnh nhân bị tiểu đường. Nếu không can thiệp kịp thời thì rất dễ bị hoại tử do vết thương nhiễm trùng gây ra.

Dấu hiệu nhận biết sớm vết loét tiểu đường

Khi phát hiện các dấu hiệu sau, bệnh nhân tiểu đường cần đến khám bác sĩ ngay để được can thiệp và ngăn chặn vết loét tiểu đường tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm hơn:

  • Tê chân, bị mất cảm giác ở một hoặc ở cả hai chân.
  • Chân bị phù, vùng da bị sẫm màu, chuyển sang màu đen hoặc nóng ở xung quanh vết thương.
  • Đỏ ở ngón chân hoặc bàn chân.
  • Chảy dịch từ bàn chân làm bẩn tất hoặc giày và có mùi khó chịu.
  • Đau hoặc cứng xung quanh vết thương.
  • Sốt và ớn lạnh xuất hiện kèm với các triệu chứng loét chân đã đề cập ở trên.

Vết loét tiểu đường, hiểu đúng để nâng cao việc điều trị

Phát hiện sớm vết loét tiểu đường có ý nghĩa lớn trong việc điều trị

Tác nhân làm tăng nguy cơ lở loét khi tiểu đường

  • Bệnh nhân tiểu đường loại 2 sẽ xuất hiện tình trạng loét phổ biến hơn loại 1.
  • Thời gian mắc bệnh tiểu đường đã được ít nhất 10 năm.
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt và HbA1C cao.
  • Bệnh nhân nam thường có nguy cơ cao hơn bệnh nhân nữ.
  • Tiền sử loét chân do tiểu đường đã từng xảy ra.

Ngoài ra, một số tác nhân sau đây cũng làm tăng nguy cơ lở loét do đái tháo đường:

  • Thừa cân, béo phì;
  • Lưu thông máu kém;
  • Mang giày không vừa, đi chân trần;
  • Lão hóa;
  • Hút thuốc;
  • Uống quá nhiều rượu;
  • Cholesterol máu cao.

Vết loét tiểu đường, hiểu đúng để nâng cao việc điều trị

Người hút thuốc, thừa cân sẽ có nguy cơ lở loét do đái tháo đường cao hơn

Vì sao vết loét tiểu đường khó lành?

Vết loét trên da của người tiểu đường thường khó lành do ba nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, tỷ lệ đường huyết cao bất thường ở người tiểu đường cung cấp môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh trưởng. Vi khuẩn phát triển mạnh mẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vết thương hở ở trên da người bệnh, làm cho việc kiểm soát các vết thương trở nên khó khăn và khó lành hơn.

Thứ hai, lưu thông máu kém do hệ thống vi mạch bị viêm và chít hẹp, do quá trình stress, oxy hóa xảy ra khi đường huyết tăng cao. Điều này làm giảm khả năng điều trị các vết thương, bởi máu không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng đến các mô và cơ vận động, mà còn vận chuyển các hợp chất sinh học từ thuốc đến nơi cần điều trị vết thương.

Thứ ba, rối loạn chuyển hóa chất đường, kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo và chất đạm, làm suy giảm hệ miễn dịch và khiến hoạt động tự làm lành vết thương của cơ thể giảm sút hoặc bị ngưng trệ một phần hoặc toàn phần từ đó khiến vết loét ở người bị tiểu đường trở nên khó lành. Điều trị vết loét bàn chân tiểu đường sao cho sớm bình phục là một trong những vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm.

Vết loét tiểu đường, hiểu đúng để nâng cao việc điều trị

Có 3 nguyên nhân khiến vết loét tiểu đường khó lành

Cách điều trị vết loét tiểu đường đúng đắn

Mục tiêu chính của việc điều trị vết loét tiểu đường là để chữa lành vết thương càng nhanh càng tốt, giảm thiểu khả năng nhiễm trùng. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện các bước sau dựa trên chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa:

  • Kiểm soát đường huyết chặt chẽ và giữ cho vết thương sạch sẽ để phòng ngừa nhiễm trùng.
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển như: Nạng hoặc xe lăn để giảm áp lực và kích ứng lên vùng da chân đang bị loét.
  • Xử lý vết thương bằng bông băng và thuốc bôi tại chỗ. Nếu bạn vẫn chưa biết sử dụng loại thuốc bôi nào thì, Gel Curiosin Gedeon hỗ trợ điều trị loét do bệnh tiểu đường là sự lựa phổ biến. Sản phẩm được đánh giá cao nhờ tác dụng ngăn chặn tác động tiêu cực của các gốc tự do, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài, giúp vết loét tiểu đường hồi phục một cách nhanh chóng.
  • Băng vết thương lại để duy trì môi trường ẩm, giúp vết loét được cân bằng và nhanh chóng lành lại hơn. Chú ý phục hồi khả năng lưu thông máu để đảm bảo đủ lưu thông máu đến chân.

Trong những trường hợp nặng hoặc khi vết loét tiến triển nhanh chóng, phẫu thuật có thể cần thiết để cắt bỏ vết thương hoặc cắt cụt chi nếu vết thương đã hoại tử.

Vết loét tiểu đường, hiểu đúng để nâng cao việc điều trị

Gel Curiosin Gedeon là sản phẩm hỗ trợ điều trị vết loét tiểu đường được tin dùng

Chăm sóc vết loét tiểu đường để không bị nhiễm trùng

Để tránh biến chứng tiểu đường gây loét da, không để chúng phát triển thành ổ nhiễm khuẩn, gây nhiễm trùng dẫn đến hoại tử ngay khi chúng được phát hiện, bệnh nhân cần thực hiện các bước chăm sóc sau:

  • Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý và sau đó dùng băng thuốc tiến hành băng kín vết thương để tránh nhiễm trùng. Tránh sử dụng các dung dịch có tính sát khuẩn mạnh như: Nước oxy già vì chúng có thể làm vết thương khó lành hơn.
  • Kiểm tra và thay băng thường xuyên: Bạn cần thay băng gạc 1-2 ngày một lần để đảm bảo vết thương luôn được sạch và khô ráo.
  • Giảm áp lực lên vết loét: Khi vết thương khép miệng, bạn nên sử dụng giày dép mềm, rộng để giảm áp lực lên vết loét và ngăn ngừa tái phát trong tương lai. Nếu vết loét ở lòng bàn chân, bạn nên sử dụng giày dép chuyên dụng hoặc nạng để giảm áp lực và kích thích vào vùng có vết loét, giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu việc nhiễm trùng.

Vết loét tiểu đường là một biến chứng khá phức tạp của căn bệnh này. Tuy nhiên nếu áp dụng đúng các phương pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ bạn sẽ hạn chế được tối đa các tác động xấu của nó đối với cơ thể. Nếu thấy vết thương chảy máu/mủ không ngừng hoặc có mùi hôi cần nhanh chóng thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ có các biện pháp can thiệp y khoa.

Minh QA

Nguồn tham khảo: Suckhoegiadinh.com.vn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)