Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bị côn trùng đốt chắc chắn là trường hợp quá quen thuộc. Tùy theo mức độ gây hại của côn trùng mà có biện pháp xử lý cụ thể. Nếu không được can thiệp sớm, một số vết côn trùng cắn có nọc độc có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Tùy thuộc vào loại côn trùng và cơ địa của người bị cắn mà cơ thể sẽ phản ứng khác nhau. Ở những người không bị dị ứng, vết côn trùng đốt thường chỉ gây phản ứng tại chỗ khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy trong vài ngày. Nhưng với người có cơ địa dị ứng đau nhức có thể bị sốc phản vệ. Do đó nhớ chú ý các dấu hiệu, không được chủ quan và cần đi khám nếu cần.

Tình trạng côn trùng đối là như thế nào?

Vết cắn của côn trùng gây ra các vết sưng, đỏ, phồng rộp, gây đau và ngứa trên da. Phản ứng của cơ thể đối với vết cắn phụ thuộc vào loại côn trùng cắn và độ nhạy cảm của mỗi người. Ví dụ, vết cắn của muỗi hay bọ chét có xu hướng gây ngứa nhiều hơn vết đốt từ ong, kiến ​​lửa hoặc bọ cạp sẽ gây ra những phản ứng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra một số côn trùng có mang mầm bệnh có thể truyền sang người khác qua vết đốt.

Vết côn trùng cắn có thể tự biến mất trong vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng với vết cắn của côn trùng dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng chẳng hạn như sốc phản vệ. Một số dấu hiệu và triệu chứng có thể cho thấy phản ứng dị ứng như:

  • Phát ban trên da và lan sang các vùng khác của cơ thể.
  • Khó thở, đau ngực, chóng mặt hoặc buồn nôn, ngất xỉu, tim đập nhanh. 
  • Sưng tấy nghiêm trọng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể như sưng lưỡi hoặc môi.
  • Ngứa dữ dội, khó chịu, thở khò khè.

Nếu nhận thấy các triệu chứng trên xuất hiện, cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất.

Khi bị muỗi, bọ chét, ve đốt, chúng thường tiết ra một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu. Vi khuẩn và chất độc trong nước bọt của côn trùng có thể làm tổn thương da, gây ngứa ngáy khó chịu. 

Khi bị côn trùng đốt, chất độc của côn trùng sẽ thấm qua da và có thể đi vào máu và các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường sau khi bị muỗi đốt, bọ chét, kiến cắn, da sẽ nổi mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa. Đây hầu hết là triệu chứng ngứa thông thường và không đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên, các loại côn trùng có độc tính mạnh như kiến ​​3 khoang, ong vò vẽ,… trở nên rất nguy hiểm, nếu thấy ngứa, sưng tấy, nổi mụn nước hoặc kèm theo sốc phản vệ, sốt thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.

Phân biệt các vết đốt của côn trùng

Ong 

Sau khi cắn, vết ong đốt sẽ để lại nốt vòi trên da. Ngay khi bị cắn cần rút ngay ngòi ong ra. Da bị côn trùng cắn sưng đỏ ngứa, nóng rát, đau nhức và ngứa dữ dội.

Vết côn trùng cắn nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý như thế nào? 1 Hình ảnh vết côn trùng cắn như ong đốt thương bị sưng, nóng đỏ, đau nhức và ngứa dữ dội

Ong bắp cày

Nếu bạn bị ong bắp cày đốt, khu vực xung quanh vết đốt sẽ đỏ và sưng lên, và có thể xuất hiện mụn nước. Vết loét do nọc độc của ong bắp cày có chứa histamin và acetylcholin. Nếu bàn tay và bàn chân của bạn cảm thấy lạnh, môi của bạn chuyển sang màu xanh hoặc khó thở, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Bọ chét

Vết cắn của bọ chét thường bị nhầm lẫn với dị ứng hoặc bị muỗi đốt vì chúng cũng đỏ và sưng tấy. Tuy nhiên, vết cắn của bọ chét có xu hướng đau và ngứa hơn nhiều. Bọ chét thường xâm nhập vào vùng chân. Một con bọ chét có thể cắn nhiều vết và khoảng cách giữa các vết là 1 – 2 cm. Bọ chét có thể gây nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

Rệp

Thoạt nhìn, vết cắn của rệp trông giống như vết cắn của bọ chét, muỗi đốt hoặc một phản ứng dị ứng. Da trở nên đỏ, sưng và ngứa. Các vết cắn của rệp giường rất gần nhau tạo thành đường đỏ sưng trên da. Vết cắn của rệp còn đau hơn vết muỗi đốt, các vết lằn thường xuất hiện vào buổi sáng do rệp cắn vào ban đêm.

Kiến ba khoang

Tổn thương do kiến ba khoang cắn ​​gây ra thường đột ngột xuất hiện trên các vùng da như cổ, mặt, tay, chân,… Khi bị thương, người bệnh thường có cảm giác nóng rát, hơi sưng tấy, kèm theo nhiều hạt nhỏ thành vân dài.

Vết côn trùng cắn nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý như thế nào?  2 Kiến ba khoang là một trong những loài côn trùng cắn nguy hiểm cho con người

Biến chứng nào có thể xảy ra khi bị côn trùng cắn

Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua vết cắn có thể xảy ra nếu bạn gãi vùng da bị trầy xước hoặc vỡ mụn nước. Các loại nhiễm trùng có thể hình thành là viêm mô tế bào, bệnh lở loét, viêm hạch bạch huyết. Lúc này, bạn cần dùng kháng sinh để điều trị.

Nếu bị côn trùng mang mầm bệnh như Lyme, sốt phát ban, bạn có thể có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, liệt mặt, tổn thương khớp, các vấn đề về tim,… nếu không được điều trị kịp thời.

Xử lý vết côn trùng cắn như thế nào?

Trong trường hợp nhẹ và không có phản ứng dị ứng, cơn ngứa sẽ tự hết trong vài ngày. Bạn có thể chườm lạnh lên vùng bị đốt hoặc dùng thuốc giảm đau dạng bôi để giảm cảm giác khó chịu. 

Nếu bạn có phản ứng dị ứng, bạn có thể mua thuốc kháng histamin không kê đơn theo hướng dẫn của dược sĩ. Các loại thuốc này cũng giúp giảm triệu chứng hiệu quả. Trong trường hợp nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, đánh giá và kê đơn thuốc phù hợp. Đôi khi điều trị vết cắn của côn trùng cần dùng corticosteroid uống hoặc thuốc kháng histamin đường uống. 

Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn cảm thấy ngứa và khó chịu cũng không nên gãi vào vùng da bị đốt. Nếu bạn gãi vết cắn hoặc làm vỡ mụn nước, bạn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cần tìm nguồn gốc côn trùng cắn mình để loại bỏ hoàn toàn, chẳng hạn như rệp trong chăn, quần áo hãy đem đi giặt và khử trùng sạch sẽ.

Vết côn trùng cắn nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý như thế nào? 3 Vết công trùng cắn nhẹ không có triệu chứng có thể bôi thuốc giảm đau hoặc ngứa

Sau khi sơ cứu vết côn trùng cắn, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị. Bệnh thường khỏi sau 5 – 7 ngày điều trị ngoại trú, không cần nằm viện. Bạn không nên tự mua thuốc điều trị để tránh làm bệnh trầm trọng hơn. Hy vọng, bài viết sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin hữu ích.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)