Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhiều bệnh nhân tiểu đường cho rằng sau khi uống thuốc tiểu đường bị hạ đường huyết do thuốc làm lượng đường trong máu giảm đột ngột. Điều này có đúng không? Thuốc tiểu đường có làm hạ đường huyết như các bệnh nhân vẫn tưởng?

Hạ đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết bình thường sẽ dao động từ mức 90-130mg/dl trước bữa ăn, thấp hơn 180 mg/dl sau bữa ăn từ 1-2 giờ và từ 110-150mg/dl trước lúc đi ngủ. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp so với mức bình thường khiến cơ thể mệt lả và có thể ngất xỉu.

uống thuốc tiểu đường hạ đường huyết 01Hạ đường huyết khiến cơ thể mệt mỏi, nhức đầu và có thể ngất xỉu

Các biểu hiện khi bị hạ đường huyết

Tùy tình trạng sức khỏe và mức độ hạ đường mà mỗi người sẽ có những biểu hiện hạ đường huyết khác nhau. Thông thường người bệnh sẽ có các triệu chứng ở 3 mức độ sau:

  • Mức độ nhẹ: cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, cơ thể bắt đầu mệt mỏi, tim đập nhanh, run tay, vã mồ hôi lạnh.

  • Mức độ trung bình: cơ thể rệu rã, kém tập trung, dễ cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, có các động tác bất thường, một số người bị rối loạn giấc ngủ.

  • Trường hợp nặng: xuất hiện lú lẫn cấp tính, dễ bị kích động, co giật, hôn mê, tăng trương lực cơ toàn thân, vã mồ hôi nhưng không có biểu hiện mất nước, mắt quay sang một bên, giãn đồng tử hoặc đồng tử dao động. Thậm chí có thể để lại các di chứng tinh thần kinh vĩnh viễn.

Nguyên nhân hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Người tiểu đường lượng đường trong máu khá cao nhưng trên thực tế vẫn có thể bị hạ đường huyết nếu uống thuốc điều trị quá liều cho phép hoặc ăn uống không đúng cách. Việc uống thuốc tiểu đường bị hạ đường huyết vẫn có thể xảy ra nếu dùng thuốc quá liều.

  • Đối với người đang điều trị bằng tiêm insulin: hạ đường huyết có thể do tiêm quá liều insulin. Insulin hấp thu quá nhanh hoặc kéo dài do loạn dưỡng mỡ dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày hoặc tiêm insulin ở những vùng thường xuyên hoạt động như tay, chân…Ngoài ra có thể do người bệnh ăn quá chậm, ăn ít, bỏ bữa khi tiêm insulin.

  • Đối với người điều trị bằng thuốc viên: hạ đường huyết thường có thể do uống thuốc quá liều, uống thuốc quá xa bữa ăn chính, không ăn nhưng vẫn uống thuốc, uống thuốc không theo quy định của bác sĩ.

uống thuốc tiểu đường hạ đường huyết 02Uống thuốc tiểu đường bị hạ đường nếu dùng thuốc quá liều

Làm gì khi uống thuốc tiểu đường bị hạ đường huyết?

Khi người bệnh có các dấu hiệu uống thuốc tiểu đường bị hạ đường huyết, cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để kiểm tra chỉ số đường huyết chính xác thời điểm hiện tại. Nhanh chóng ăn nhẹ những thứ có thể giúp lên đường nhanh như cháo loãng, bánh ngọt hoặc một cốc nước đường. Nằm nghỉ ngơi yên tĩnh cho đến khi tỉnh táo hơn.

Trường hợp nặng cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để tiêm bổ sung glucose. Cần tiêm thật chậm, liều tiêm không quá 60ml, sau đó chuyển sang truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10 – 15%.

uống thuốc tiểu đường hạ đường huyết 03Uống một cốc nước đường giúp tăng đường huyết nhanh chóng

Để có thể phòng tránh hạ đường huyết đột ngột ở người tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc, chế độ ăn uống, vận động hàng ngày. Hạ đường huyết nếu cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tự khỏi. Hậu quả của bệnh hạ đường huyết phụ thuộc rất nhiều vào việc người bệnh có được điều trị kịp thời hay không, chính vì thế cần hết sức lưu ý khi có các dấu hiệu bất thường.

Phan Ngọc Ánh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)