Nhà thuốc Hưng Thịnh

Triglyceride chiếm tỷ trọn tới 95% chất béo mà chúng ta nạp vào cơ thể hằng ngày thông qua thực phẩm. Chính vì vậy chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số triglyceride trong máu. Vậy đối với những người bị mỡ máu cao thì nên uống gì để giảm triglyceride hiệu quả.

Triglyceride là một loại chất béo trung tính, nó đóng vai trò quan trọng trong một số hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số triglyceride quá cao lại khiến bạn phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe như xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch,…

Uống gì để giảm triglyceride?

Sau đây là một số câu trả lời cho băn khoăn “uống gì để giảm triglyceride?”:

Trà xanh

Uống trà xanh một cách đều đặn có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bệnh máu nhiễm mỡ. Hoạt chất catechin trong thành phần của trà xanh có khả năng chuyển hóa chất béo. Từ đó làm giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu hiệu quả.

Không những thế, trong trà xanh còn có các flavonoide, giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa động mạch. Nhờ vậy có thể làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…

Một công dụng phổ biến khác của trà xanh là thanh lọc cơ thể. Nhờ có lượng chất chống oxy hóa dồi dào, trà xanh giúp cơ thể loại bỏ bớt độc tố có hại, tốt cho gan, tăng cường sức khỏe và tươi sáng làn da.

Hoạt chất catechin trong thành phần của trà xanh có khả năng chuyển hóa chất béo Hoạt chất catechin trong trà xanh có khả năng chuyển hóa chất béo

Trà gừng

Trà gừng có công dụng ức chế tích tụ chất béo trong cơ thể, kể cả chất béo trung tích triglyceride. Vì vậy nó có thể giúp hạn chế sự tắc nghẽn mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cách làm món thức uống này vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần đun khoảng 4-6 lát gừng tươi cùng 2 cốc nước lọc khoảng 10 phút. Sau đó cho thêm mật ong và nước cốt chanh vào là đã có thể thưởng thức.

Trà đen

Trà đen hay còn có tên khác là hồng trà. Các nghiên cứu hoa học gần đây đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa flavonoid có trong trà đen giúp kiểm soát lượng chất béo xấu hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa hình thành cục máu đông, đồng thời tăng cường sức khỏe mạch máu.

Uống gì để giảm triglyceride, bạn có thể uống trà đen giữa các bữa ăn trong ngày. Tuy nhiên, không uống nhiều hơn 5 tách mỗi ngày và hạn chế tối đa việc uống trước khi đi ngủ.

Nước chanh tỏi

Theo các nghiên cứu, chuyên gia y tế cho rằng tỏi và chanh có khả năng đào thải lượng triglyceride dư thừa trong cơ thể. Tỏi có thể tiết ra một chất dịch có tác dụng làm giảm 30% lượng chất béo dư thừa. Nhờ đó có thể giúp hạn chế tắc nghẽn mạch máu, xơ cứng động mạch. Đồng thời dịch tỏi còn có khả năng phân giải và hòa tan một số dạng protein dễ gây tắc.

Trong khi đó chanh có tác dụng ngăn ngừa mỡ thừa bám dích vào các thành động mạch. Điều này thể hiện khả năng phòng ngừa nguy cơ bệnh tim của chanh.

Nước lá vối

Trong lá vối có thành phần beta-sitosterol có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu. Đồng thời nó còn giúp điều hòa chuyển hóa triglyceride và cholesterol trong máu hiệu quả.

Nước lá vối giúp điều hòa chuyển hóa triglyceride và cholesterol trong máu hiệu quả Nước lá vối giúp điều hòa chuyển hóa triglyceride và cholesterol trong máu

Trà sơn tra

Flavonoid, vitamin C và kali,… trong sơn tra có tác dụng làm mềm và mở rộng động mạch. Từ đó tăng lượng máu và tăng cường tính đàn hồi của mạch máu. Không những thế, chúng còn giúp tăng cường sức co bóp và cải thiện sức sống của tim. Đồng thời giảm các chỉ số mỡ máu, hạ huyết áp, giúp an thần. Những điều này mang lại hiệu quả trị liệu rõ rệt đối với bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ trong máu,…

Nước râu ngô

Hoạt chất phytosterol trong râu ngô có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ triglyceride máu. Điều này giúp phòng ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thuyên giảm cũng như ngăn ngừa bệnh mỡ máu, bệnh cao huyết áp và gan nhiễm mỡ.

Nước cam ép

Các nhà khoa học Hiệp hội Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng nước cam ép giúp cải thiện rối loạn lipid máu ở những người có sự gia tăng vượt mức triglyceride trong máu. Điều này là nhờ vào vitamin C, folate và các hoạt chất flavonoid có trong cam.

Người có chỉ số triglyceride cao nên uống 1 đến 2 ly nước cam ép mỗi ngày. Uống sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ và nhớ lựa chọn cam tươi nhé.

Những điều cần lưu ý khi muốn giảm triglyceride

Để phát huy tối đã những loại đồ uống có công dụng giảm triglyceride, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Không nên uống các loại trà làm giảm triglyceride khi đói bụng: Chất chát có trong trà sẽ đi vào tạng phế, làm lạnh tỳ vị. Từ đó tạo cảm giác nôn nao, cồn cào trong người, hoa mắt, chóng mặt.
  • Không uống các loại nước đã để qua đêm, đặc biệt là trà: Vì khả năng cao sẽ xuất hiện các vi sinh vật hoặc nấm mốc trong nước. Đồng thời bạn cũng đừng quên tráng dụng cụ đựng nước với nước sôi trước khi dùng nhé.
  • Đối với những người bị bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, viêm thận, viêm gan,… thì không nên uống trà đặc thường xuyên.

Bên cạnh việc tìm hiểu uống gì để giảm triglyceride, người bệnh cũng cần kết hợp thay đổi lối sống khoa học và kiêng những lại thực phẩm có hại.

Không uống các loại nước đã để qua đêm, đặc biệt là trà Không uống các loại nước đã để qua đêm, đặc biệt là trà

Như vậy, nội dung trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Uống gì để giảm triglyceride”. Mỗi loại thức uống đều có một công dụng đặc biệt riêng đối với từng đối tượng. Chính vì thế bạn nên thử từng loại để tìm ra được loại thức uống phù hợp với tình trạng của mình nhé. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm loại thức uống cho tình trạng chỉ số triglyceride cao của mình.

Ngọc Hà

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)