Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhiều người sau khi uống cà phê sẽ cảm thấy mệt lả, trong người có cảm giác khó chịu đó là do cà phê có ảnh hưởng đến đường huyết. Vậy uống cà phê hạ đường huyết hay làm đường huyết tăng lên? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Công dụng của cà phê với cơ thể

Cà phê vốn là một thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích. Ngoài công dụng là một thức uống, cà phê còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Từ thế kỷ 17 cà phê đã được nhiều bác sĩ ở Canada, Hoa Kỳ, Bắc Âu…dùng trong phác đồ điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng.

Cà phê chứa nhiều caffein còn là hoạt chất giúp chống suy nhược thần kinh hiệu quả. Ngoài ra cà phê còn có tác dụng trung hòa độc tố trong đường ruột, ngăn chặn ung thư đường ruột. Đặc biệt cà phê đen, không đường, không sữa sẽ có tác dụng ổn định huyết áp.

Đối với đường huyết, cà phê cũng có những tác động nhất định. Nhiều cuộc nghiên cứu cũng đã được thực hiện để xác định uống cà phê hạ đường huyết hay khiến đường huyết tăng thêm.

uống cà phê hạ đường huyết 01Cà phê từ xa xưa vốn đã là một thức uống tốt cho sức khỏe

Các nghiên cứu về tác động của cà phê đến đường huyết

Để xác định tác dụng uống cà phê hạ đường huyết hay tăng ở người bệnh tiểu đường, TS James Lane – Trường đại học Duke của Mỹ cùng với các cộng sự của ông đã tiến hành một cuộc nghiên cứu.

Nghiên cứu này được thực hiện trên 10 bệnh nhân bị tiểu đường type 2. 10 bệnh nhân đều được uống ít nhất 2 tách cà phê mỗi ngày, vẫn ăn uống, tập luyện và dùng thuốc để kiểm soát đường huyết. Mỗi bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ chỉ số đường huyết liên tục trong 72 giờ.

Trong quá trình theo dõi, nhóm nghiên cứu nhận thấy lượng đường trong máu các bệnh nhân tăng 8% khi cà phê. Nếu uống sau bữa ăn, cà phê cũng làm đường huyết tăng nhanh: tăng 9% sau bữa ăn sáng, 15% sau bữa ăn trưa và 26% sau bữa ăn tối.

uống cà phê hạ đường huyết 02Nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện để xác định tác dụng của cà phê với đường huyết

Một cuộc nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện bởi TS.Tristan Richardson – Bệnh viện hoàng gia Bournemouth nước Anh. Nhóm nghiên cứu của ông đã theo dõi trên 19 bệnh nhân tiểu đường type 1 nhằm tìm hiểu bổ sung chất caffein khi uống cà phê hạ đường huyết hay tăng.

Mỗi bệnh nhân được thực hiện chế độ bổ sung 50 mg cafein mỗi ngày. Trong đó có một số bệnh nhân đã được dùng thuốc chứa 250 mg cafein mỗi ngày hai lần. Một số khác chỉ dùng thuốc giả dược.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân dùng cafein ít bị chứng hạ đường huyết vào ban đêm hơn. Nhóm dùng caffein có thời gian tỉ lệ đường trong máu thấp là 49 phút. Nhóm dùng thuốc giả dược là 132 phút.

Trước kết quả này, Tiến sĩ Richardson đã khẳng định cafein có ảnh hưởng đối với thời gian hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là vào ban đêm. Mặc dù tác dụng của caffein trong cà phê với đường huyết đã được chứng minh nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích được vì sao.

Uống cà phê hạ đường huyết hay làm tăng lên?

Theo tiến sĩ Lane cho biết: “Chúng tôi không chắc chắn rằng cafein là nguyên nhân trực tiếp làm tăng đường huyết, nhưng kết quả này đưa ra hai giả thuyết. Một là cafein gây cản trở quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng cho hệ cơ và các tế bào của cơ thể. Hai là caffein kích thích sản xuất adrenaline – một loại hormone góp phần làm tăng đường huyết”.

uống cà phê hạ đường huyết 03Qua nghiên cứu đã khẳng định, uống cà phê sẽ làm tăng đường huyết 

Dù vẫn chưa có sự khẳng định chắc chắn về tác dụng tăng đường huyết của cà phê thì vẫn có thể khẳng định uống cà phê hạ đường huyết là quan niệm sai lầm.

Lượng đường trong máu có thể tăng sau khi uống cà phê, dù là loại cà phê có ít caffein. Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng cà phê trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình để tránh làm tăng đường huyết.

Phan Ngọc Ánh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)