Nhà thuốc Hưng Thịnh

Chữa u thần kinh trung ương ở trẻ em chính là một quá trình dài, đòi hỏi nhiều thời gian, sức khỏe và công sức. Tuy nhiên, chăm sóc theo dõi sau điều trị sao cho đúng chính là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

Ngay cả khi trẻ đã dần hồi phục sau điều trị bệnh, cha mẹ vẫn không nên lơ là mà cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, u thần kinh trung ương ở trẻ em cần được theo dõi suốt đời để đảm bảo khối u không phát triển, thậm chí là tái phát nặng nề hơn. Qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu những lưu ý mà chuyên gia đã kiến nghị trong quá trình chăm sóc trẻ bị u thần kinh trung ương. 

Theo dõi tái phát

Một mục tiêu của chăm sóc theo dõi là kiểm tra sự tái phát của bệnh, nghĩa là sự quay trở lại của khối u. Một khối u tái phát do có một số vùng nhỏ tế bào khối u trong cơ thể vẫn chưa được phát hiện. Qua thời gian, các tế bào tăng về mặt số lượng, đến một mức nào đó nó sẽ biểu hiện qua các kết quả cận lâm sàng hoặc gây ra các triệu chứng lâm sàng.

Trong quá trình chăm sóc theo dõi, bác sĩ điều trị sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về nguy cơ tái phát. Thông tin này có được là do trẻ được chỉ định làm xét nghiệm máu, hoặc xét nghiệm hình ảnh. Đây là bước bắt buộc trong mỗi đợt thăm khám để kiểm tra khả năng tái phát. Tuy nhiên, không phải bệnh nhi nào cũng cần làm tất cả các xét nghiệm trên. Việc chỉ định còn được xem xét dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn của khối u được chẩn đoán trước đó và phương pháp điều trị đã áp dụng.

U thần kinh trung ương ở trẻ em: Chăm sóc sau điều trị sao cho đúng? 1 Bệnh nhi u thần kinh trung ương sẽ được xét nghiệm máu trong mỗi lần tái khám 

Kiểm soát các tác dụng phụ dài hạn và tác dụng muộn

Các tác dụng phụ đôi khi có thể kéo dài một khoảng thời gian sau khi đã xong điều trị tích cực. Đây được gọi là các tác dụng phụ dài hạn hoặc tác dụng phụ muộn, chúng có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm sau khi được chẩn đoán.

Các tác dụng phụ muộn của u thần kinh trung ương ở trẻ em bao gồm: Chậm phát triển, có vấn đề trong học tập, ung thư thứ phát, vấn đề về hormone, chậm tăng trưởng, các vấn đề về khả năng giữ thăng bằng và thị lực của trẻ. Những trẻ đã điều trị u não có thể gặp phải các vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ và chú ý. Chúng có nguy cơ cao mắc các vấn đề lo âu hoặc bị trầm cảm. 

Bên cạnh đó, nguy cơ và khả năng xảy ra tác dụng phụ của phẫu thuật cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí khối u và mức độ ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Tác dụng phụ của hóa trị và ung thư thứ phát phụ thuộc rất lớn vào quá trình điều trị, bao gồm loại thuốc và liều lượng thuốc sử dụng. Để xác định chính xác hơn, bác sĩ sẽ đề nghị làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cần thiết.

Dựa trên loại điều trị đã áp dụng cho trẻ, bác sĩ sẽ đề nghị một số kiểm tra và xét nghiệm để xem xét các tác dụng phụ có thể xảy ra. Các xét nghiệm chăm sóc theo dõi thường bao gồm CT hoặc MRI não và cột sống, xét nghiệm hormone, xét nghiệm kiểm tra tình trạng hoạt động của não, sự tăng trưởng và phát triển của bệnh nhi. Chăm sóc theo dõi này còn bao gồm cả quan tâm đến chất lượng sống, bao gồm mọi vấn đề về phát triển hoặc cảm xúc.

U thần kinh trung ương ở trẻ em: Chăm sóc sau điều trị sao cho đúng? 2 Suy giảm thị lực là một trong những tác dụng phụ phổ biến trong điều trị ung thư

Lưu trữ hồ sơ y tế của trẻ

Các bệnh viện lớn sẽ giúp bạn lưu trữ thông tin y tế của trẻ sau mỗi lần tái khám. Như vậy, khi đứa trẻ trưởng thành, chúng sẽ có một hồ sơ y tế rõ ràng bao gồm tiền căn bệnh lý, chẩn đoán, điều trị, lời khuyên của bác sĩ về việc sắp xếp thời gian cho việc chăm sóc theo dõi.

Một số trẻ phải tiếp tục gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu, trong khi những trẻ khác sẽ được chăm sóc bởi các bác sĩ gia đình hoặc các chuyên gia chăm sóc y tế khác. Quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Loại và giai đoạn của ung thư, tác dụng phụ của quá trình điều trị, bảo hiểm y tế và lựa chọn của gia đình bạn. Hãy trao đổi với đội ngũ chăm sóc y tế về các bước điều trị tiếp theo cũng như bất kỳ mối quan tâm nào đến sức khỏe tương lai của trẻ.

Với mỗi lần thăm khám, bạn cần chuyển lại cho bác sĩ mẫu tóm tắt điều trị, kế hoạch chăm sóc sau điều trị và tình trạng sức khỏe của trẻ trong thời gian gần nhất. Nếu mắc phải bất cứ căn bệnh nào, phương pháp điều trị hoặc loại thuốc uống sẽ được thay đổi để tránh gây dị ứng cho trẻ hoặc tránh làm tăng nguy cơ tái phát u thần kinh trung ương.

U thần kinh trung ương ở trẻ em - Chăm sóc theo dõi sao cho đúng? 3 Mỗi bệnh viện lớn đều có kho lưu trữ hồ sơ bệnh nhân 

Trên đây là những lưu ý quan trọng về chăm sóc sau điều trị u thần kinh trung ương giúp cha mẹ chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của con sau khi khỏi bệnh. U thần kinh trung ương là căn bệnh nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được theo dõi và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)