Nhà thuốc Hưng Thịnh

Biết được cảm cúm có làm tăng huyết áp không và nguyên nhân tại sao lại như vậy sẽ giúp bạn có được phương pháp phòng bị hiệu quả và chữa bệnh nhanh khỏi hơn.

Nhiều người bị cảm cúm ngoài các dấu hiệu thông thường như ho, sốt, chảy mũi, hắt hơi, đau đầu… thì còn có dấu hiệu tăng huyết áp. Vậy thật sự tăng huyết áp có phải do cảm cúm gây ra không và làm thể nào để tránh tình trạng tăng huyết áp khi bị bệnh, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tư vấn Cảm cúm có làm tăng huyết áp không

Nhiều người bị tăng huyết áp khèm theo các triệu chứng thông thường của bệnh cảm cúm

Cảm cúm có làm tăng huyết áp hay không?

Câu trả lời là không. Thủ phạm thực sự làm tăng huyết áp ở người bị bệnh cảm cúm chính loại thuốc họ đang sử dụng. Những loại thuốc thường xuyên được dùng trong việc điều trị bệnh cảm cúm là: decolgen, rhumenol, decolsin, medicoldac… Đây đều là những dược phẩm quen thuộc và được tin dùng trên diện rộng. Thành phần chủ yếu của chúng gồm có: phenylpropanolamin, acetaminophen, ngoài ra còn có thêm thành phần chống dị ứng như chlorpheniramin, hay thành phần giúp giảm ho dextromethorphan. Tác dụng phụ của các hoạt chất này là gây tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim, đặc biệt là chất phenylpropanolamin. Những dấu hiệu mà người bệnh thường gặp sau khi dùng các thuốc điều trị cảm cúm là tăng huyết áp, đau đầu, đau ngực, buồn nôn, rối loạn điện tim… Mặc dù bệnh nhân đã dùng thuốc đúng liều và hoàn toàn tuân theo sự chỉ dẫn của của bác sĩ, nhưng tác dụng phụ vẫn xảy ra.

Tư vấn Cảm cúm có làm tăng huyết áp không

Thuốc trị cảm cúm chính là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp

Có thể dùng những loại thuốc nào để thay thế các loại thuốc gây ra tăng huyết áp?

Nếu bệnh nhân có triệu chứng tăng huyết áp, đau ngực, nhịp tim rối loạn… khi dùng thuốc, thì điều đầu tiên nên làm đó chính là liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời. Bác sĩ chắc chắn sẽ chọn một loại thuốc trị cảm cúm được dùng riêng cho những người có huyết áp cao. Một số thuốc trị cảm lạnh không chứa những thành phần gây tăng huyết áp, mà thay vào đó chứa các hợp chất như: carbinoxamine diphenhydramine… đều có tác dụng giảm chảy nước mũi, hắt hơi, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Người bị tăng huyết áp có thể hoàn toàn yên tâm khi uống thuốc kháng histamin, mà không gây tác dụng phụ trên huyết áp.

Tư vấn Cảm cúm có làm tăng huyết áp không

Có thể dùng những loại thuốc khác để tránh tình trạng tăng huyết áp

Nên phối hợp với các loại thuốc giảm đau, hạ sốt. Để làm giảm sốt, đau họng, đau đầu hoặc đau nhức cơ thể, hãy dùng Ibuprofen hoặc naproxen, đây là 2 loại thuốc được chứng minh là an toàn với bệnh nhân bị cao huyết và có vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, hãy sử dụng nước muối để làm sạch mũi, giảm nghẹt mũi, bằng cách xịt rửa mũi bằng nước muối. Ngoài ra, để giảm đau hoặc ngứa họng bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm hoặc uống nước ấm pha với nước cốt chanh và mật ong là những cách trị cảm cúm nhanh nhất. 

Khi bị cảm cúm, nên uống nhiều chất lỏng như nước lọc, nước trái cây, trà, súp … có thể giúp làm sạch đờm và chất nhầy trong phổi. Hãy tăng độ ẩm trong nhà của bạn bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương để làm ẩm không khí, điều này có thể giúp giảm khô, bớt tắc nghẽn mũi và giảm ho. Người bệnh cảm cúm cũng nên lưu ý nghỉ ngơi thật nhiều, tránh để tinh thần áp lực hay căng thẳng. Nếu các triệu chứng của bệnh cảm cúm vẫn không thuyên giảm sau 7 ngày, hãy đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám.

Bảo Hân

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)