Nhà thuốc Hưng Thịnh

Để đảm bảo chất lượng nguồn máu, an toàn cho người hiến máu, chế độ dinh dưỡng trước khi hiến máu rất quan trọng. Vậy trước khi hiến máu nên ăn gì? Sau khi hiến máu nên ăn gì?

Hiến máu đặt ra yêu cầu cao về chất lượng nguồn máu được hiến và sức khỏe của người hiến máu. Để có nguồn máu chất lượng trước khi hiến và đảm bảo sức khỏe sau khi hiến máu, việc ăn uống rất quan trọng. Nếu chưa biết trước khi hiến máu nên ăn gì? Sau khi hiến máu nên ăn gì? Mời bạn cùng Hưng Thịnh tìm hiểu nhé!

Hiến máu là gì?

Hiến máu là hoạt động nhằm bổ sung nguồn máu dự trữ cho các ngân hàng máu, bệnh viện. Nguồn máu này dùng để bồi hoàn cho bệnh nhân bị thiếu máu nặng, gặp tai nạn, cần phẫu thuật hay cần cấp cứu. 

Thành phần của máu gồm có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương (chiếm 55%). Hiến máu chủ yếu là hiến hồng cầu. Tế bào hồng cầu có đời sống kéo dài 90 ngày kể từ khi sinh ra đến khi bị tiêu hủy trong lá lách. Chúng được sinh ra từ tủy xương và khi tiêu hủy sẽ được thay thế bằng những tế bào hồng cầu mới. Vì vậy khi hiến máu, bản thân người hiến sẽ không bị ảnh hưởng về sức khỏe nhưng với người nhận đó lại là nguồn sống vô giá. 

trước khi hiến máu nên ăn gì 1 Hiến máu cứu người là hành động nhân văn ai cũng nên thực hiện

Máu có thể được lấy trực tiếp từ cơ thể người cho truyền vào cơ thể người nhận. Tuy nhiên với hoạt động hiến máu nhân đạo, máu sẽ được dự trữ trong các ngân hàng máu của các bệnh viện. Hiến máu là một hoạt động cộng đồng giàu tính nhân văn và mọi người được khuyến khích tham gia. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng máu được hiến và độ an toàn khi hiến máu rất cao. Đây là lý do chúng ta cần quan tâm trước khi hiến máu nên ăn gì?

Trước khi hiến máu nên ăn gì?

Thực phẩm giàu sắt

Sắt là một trong những thành phần vô cùng quan trọng để tạo nên hồng cầu. Ăn thực phẩm giàu chất sắt – thực phẩm bổ máu trước khi hiến máu giúp cơ thể tăng nguồn dự trữ sắt. Việc này giúp cơ thể bù đắp lượng sắt bị hao hụt sau khi hiến máu một cách nhanh chóng. Và việc này cũng giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Các thực phẩm giàu sắt bao gồm: 

  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê.
  • Thịt gia cầm: Gà, vịt, ngan.
  • Các loại cá ngừ, cá thu, cá mòi.
  • Gan động vật.
  • Động vật có vỏ: Sò, hàu, trai…
  • Các loại rau màu xanh đậm: Súp lơ xanh, rau muống, cải thìa, cải xoăn, rau ngót…

trước khi hiến máu nên ăn gì 2 Sắt là khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo máu

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trước khi hiến máu, bên cạnh việc tăng cường sử dụng thực phẩm giàu sắt bạn cũng nên tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin C. Loại vitamin này có nhiều nhất trong các loại trái cây như: ổi, cam, bưởi, kiwi, dứa, dâu tây, dưa hấu… Ớt chuông, súp lơ xanh, cà chua, bắp cải đỏ, khoai lang… cũng là những loại rau, củ, quả chứa hàm lượng vitamin C phong phú. 

Thực phẩm giàu vitamin B

Chưa biết trước khi hiến máu nên ăn gì, bạn nên lưu ý đến nhóm thực phẩm cung cấp các loại vitamin nhóm B như B6, B9, B12. Chúng đều là những vitamin tham gia vào quá trình sản sinh tế bào hồng cầu và có tác dụng phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt. Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: 

  • Các loại thịt, cá biển, cá nước ngọt và cá nước lợ.
  • Các động vật có vỏ: Trai, hàu, sò, ốc…
  • Các loại rau củ quả: Súp lơ xanh, ớt chuông, đậu hà lan, chuối, hạt dinh dưỡng, rau lá xanh đậm…

trước khi hiến máu nên ăn gì 3 Vitamin B và C có vai trò quan trọng trong hấp thụ sắt, tái tạo hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu

Bổ sung nhiều nước

Trong lượng máu hiến tặng, nước chiếm đến 50% khối lượng. Người tham gia hiến máu trước đó nên uống nhiều nước để tránh bị mất nước trong quá trình hiến máu. Mất nước khi hiến máu dễ dẫn đến tình trạng choáng váng, tụt huyết áp. Trước khi hiến máu bạn nên uống khoáng 2 cốc nước lọc. 

Món ăn bổ máu nên ăn trước khi hiến máu

Từ những thực phẩm trên đây, chúng ta có thể chế biến thành những món ăn bổ máu để thưởng thức trước khi hiến máu. Những món ăn này ngoài tác dụng làm tăng chất lượng nguồn máu còn giúp cơ thể nhanh phục hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo nguồn máu sau khi hiến. 

Canh sâm táo gan heo

Chuẩn bị: 100g gan heo, 15g đẳng sâm, 20 trái táo tàu. 

Cách chế biến:

  • Rửa sạch táo tàu và đẳng sâm, sau đó ngâm trong nước ấm 20 phút.
  • Sơ chế gan heo sạch sẽ, thái miếng nhỏ vừa ăn.
  • Ninh trong lửa nhỏ trong nửa giờ rồi chắt lấy nước thuốc.
  • Thêm nước vào đun tiếp nước thứ 2 rồi lại chắt lấy nước thuốc.
  • Hòa 2 lần nước thuốc cho vào nồi đất để nấu chín gan heo.
  • Nêm nếm vừa ăn rồi dùng trong ngày.

trước khi hiến máu nên ăn gì 3 Các món ăn bổ máu rất tốt cho sức khỏe trước và sau khi hiến máu

Canh huyết heo

Nếu còn băn khoăn trước khi hiến máu nên ăn gì bạn cũng đừng ngần ngại thử món canh huyết heo nhé!

Chuẩn bị: 0,5kg huyết heo, hành củ, gừng.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch huyết heo, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
  • Phi thơm hành khô, cho huyết heo cắt miếng vào xào.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn cho thêm nước đun sôi đến khi chín và thưởng thức.

Cháo táo đỏ đậu phộng

Chuẩn bị: 15 quả táo đỏ, 50g đậu phộng còn vỏ lụa, 100g gạo.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, cho vào nồi cùng nước và hầm nhừ.
  • Khi cháo chín bắc ra nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức.

Trước khi hiến máu không nên ăn gì?

Ngoài tìm hiểu trước khi hiến máu nên ăn gì, chúng ta cũng nên biết những thực phẩm cần tránh. Đó là: 

  • Rượu: Không được uống rượu trong vòng 24 giờ trước khi hiến máu. 
  • Các loại đồ ăn chiên, rán, nhiều chất béo không lành mạnh: Những đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. 
  • Các thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể như trà, cà phê, các thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai, sữa chua).
  • Không uống aspirin trước khi hiến máu trong vòng 48 giờ.

Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp mà mọi người đều nên làm. Vậy trước khi hiến máu nên ăn gì? Ngoài sử dụng thực phẩm giúp tăng chất lượng nguồn máu hiến, đảm bảo sức khỏe khi hiến máu, bạn cũng nên tìm hiểu sau khi hiến máu nên ăn gì để tăng cường tái tạo máu, phòng ngừa thiếu máu nữa bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)