Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh lý về da phổ biến. Vậy triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ là gì? Có thể điều trị như thế nào với từng mức độ bệnh từ nhẹ tới nặng? Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh viêm mủ tuyến mồ hôi thường xuất hiện và phát triển từ lứa tuổi dậy thì. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng hay nhiều năm nếu người bệnh không điều trị đúng cách. Triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ có thể gây bất tiện cho cuộc sống của người mắc. Vậy triệu chứng của bệnh là gì?

Triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ là gì? 

Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh lý tuyến mồ hôi, tạo nên các khối u cục sưng đỏ và gây đau. Nếu tồn tại trong thời gian dài, khối u có thể phá hủy lớp da bên dưới, tạo thành những tổn thương sâu nằm dưới da, mưng mủ. 

Viêm tuyến mồ hôi mủ thường xuất hiện ở những nếp gấp da, những vùng da bị cọ xát nhiều như nách, kẽ mông, nếp ngực hay vùng háng. Bệnh phát triển mạnh khi trẻ trong giai đoạn dậy thì và có thể kéo dài nhiều năm sau đó nếu không được điều trị đúng cách.

Biểu hiện viêm tuyến mồ hôi mủ bao gồm:

  • Mụn đầu đen: Da của người bệnh sẽ xuất hiện những vùng nhỏ bị đen ở đầu, rỗ nhẹ.

  • Hình thành khối u: Khối u nhỏ với kích thước cỡ bằng hạt đậu, sưng nóng và gây đau. Khối u có thể hình thành và tồn tại trong vài tuần, có khi tới vài tháng. Nếu không được xử trí, bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều khối u khác tại những vị trí nếp gấp da tiết nhiều mồ hôi.

  • Chảy mủ: Khối u to dần và nhiều khối u tại một khu vực da dễ dẫn tới vỡ gây chảy mủ dưới da. Điều này khiến lớp da bên dưới bị tổn thương và lâu lành, đồng thời gây mùi hôi mủ khó chịu.

Ban đầu, các triệu chứng có thể nhẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh không được xử trí và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể lan rộng và tiến triển nặng hơn. Đặc biệt với thời tiết khí hậu nóng ẩm khiến các triệu chứng tồi tệ hơn.

Triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ là gì? Cách điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ mà bạn nên biết 1 Triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da

Nguyên nhân dẫn tới viêm tuyến mồ hôi mủ

Đây là một bệnh mạn tính nên hầu hết người bị viêm tuyến mồ hôi mủ thường có tiền sử bệnh da trước đó như mụn nhọt, hậu bối, áp xe hay nang tuyến bã nhờn. 

Ngoài ra, quá trình tiến triển của bệnh phụ thuộc vào thời tiết trong năm. Vào mùa nắng nóng, những người thường luyện tập thể thao hay lao động nặng nếu không vệ sinh thân thể sạch sẽ có thể tăng nguy cơ mắc viêm tuyến mồ hôi mủ.

Bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khi tuyến dầu lỗ chân lông bị bít tắc do dịch tế bào hay dầu nhờn, tế bào chết mắc kẹt gây đè đẩy mô xung quanh. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm. Các loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là E.coli, tụ cầu vàng hay Proteus.

Một số yếu tố cơ địa như rối loạn hormone, thể trạng béo phì hay tình trạng suy giảm miễn dịch có thể góp phần khiến bệnh nặng hơn.

Triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ là gì? Cách điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ mà bạn nên biết 2 Vi khuẩn xâm nhập khiến bệnh tiến triển nặng hơn

Hậu quả của bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ

Bệnh viêm mủ tuyến mồ hôi tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng có thể gây bất tiện nhiều tới cuộc sống người bệnh, cụ thể:

  • Gây mất thẩm mỹ cho làn da. Đồng thời những tổn thương lâu ngày sẽ hình thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm.

  • Tổn thương tại nếp da thường hoạt động cọ xát như nách hay háng gây bất tiện nhiều trong sinh hoạt và vận động hàng ngày.

  • Mầm bệnh dễ xâm nhập vào vùng da bệnh khiến tổn thương lan rộng. Đồng thời gây nhiễm khuẩn lan tỏa, dò lỗ trên da, phù bạch mạch…

Điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ hiệu quả

Để kiểm soát cũng như ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân cần được sớm tiếp cận với điều trị. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ hiệu quả như sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu, phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai phương pháp.

Điều trị bệnh bằng thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều loại thuốc giúp điều trị tổng thể tình trạng viêm mủ lỗ nang lông. Thuốc điều trị thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc bôi ngoài da có hoạt chất kháng sinh: Kem bôi chứa kháng sinh giúp phòng ngừa và tiêu diệt những ổ nhiễm trùng trong da. Kháng sinh có thể là gentamicin hay clindamycin.

  • Thuốc kháng sinh đường uống: Thuốc uống sẽ tác dụng trên toàn cơ thể mà không chỉ điều trị tại chỗ như kem bôi ngoài da. Kháng sinh đường uống thông dụng như rifampin, clindamycin hoặc doxycycline đem lại hiệu quả tốt. Đặc biệt phù hợp với đối tượng mắc viêm mủ tuyến mồ hôi mức độ trung bình tới nặng.

  • Thuốc giảm đau: Nếu tình trạng đau nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau. Điều này sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn trong quá trình điều trị. Thuốc giảm đau thường dùng là paracetamol. Trong trường hợp thuốc không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định những nhóm thuốc giảm đau mạnh hơn.

Cách điều trị phổ biến là phối hợp thuốc uống và thuốc bôi, từ đó bệnh nhân được điều trị toàn diện giúp bệnh không lan rộng và được điều trị khỏi nhanh chóng.

Triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ là gì? Cách điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ mà bạn nên biết 3 Điều trị bằng thuốc là phương pháp đầu tay với thể bệnh nhẹ

Điều trị bệnh bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm mủ tuyến nang lông bao gồm:

  • Loại bỏ tổn thương sâu dưới da: Người bệnh có bệnh viêm mủ mức độ trung bình tới nặng có nguy cơ hình thành các tổn thương viêm mủ nằm sâu dưới da, cần được loại bỏ bằng phẫu thuật. Mục đích giúp loại bỏ phần da bên trên, lộ phần tổn thương bên trong, làm sạch vùng tổn thương giúp bệnh nhanh khỏi.

  • Bóc tách khối u: Nếu một khối u có kích thước lớn, viêm sưng nặng sẽ được chỉ định loại bỏ bằng phẫu thuật.

  • Cắt bỏ mô tế bào hỏng: Bệnh nhân bị viêm tuyến mồ hôi mủ nghiêm trọng có thể cân nhắc cắt bỏ mô tế bào hỏng.

Lưu ý trong và sau quá trình điều trị

Bên cạnh điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau để tránh bệnh nặng hơn hoặc tái phát trong tương lai:

  • Chườm khăn ấm sạch tại vị trí khối u viêm sưng để dịch mủ mềm chảy ra ngoài.

  • Lựa chọn quần áo rộng rãi và vải có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tránh để cọ xát nhiều tại vùng da bị bệnh khiến tình trạng bệnh lan rộng.

  • Tránh dùng hóa chất, nước hoa hay các loại nước khử mùi đậm đặc tại vùng da bị tổn thương.

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ một cách nhẹ nhàng, tắm ít nhất một lần mỗi ngày.

  • Sử dụng dung dịch sát trùng và dung dịch vệ sinh chuyên dụng ngoài da tại vị trí tổn thương mỗi ngày.

  • Giảm cân trong tường hợp trọng lượng cơ thể vượt quá mức. 

Triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ là gì? Cách điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ mà bạn nên biết4 Vệ sinh thân thể sạch sẽ là bước quan trọng trong quá trình điều trị

Trên đây là bài viết của nhà thuốc Hưng Thịnh về câu hỏi “Triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ là gì?” cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh lý da phổ biến ở lứa tuổi dậy thì. Bệnh có khả năng lây lan và tiến triển nặng nếu không được điều trị kịp thời.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)