Nhà thuốc Hưng Thịnh

​​​​​​​Trào ngược dạ dày ở trẻ em là hiện tượng thường hay xảy ra. Nhưng để nhận biết đó là triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em hay chỉ là tình trạng sinh lý bình thường thì cần phải thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách giải quyết 1

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn đang được tiêu hóa ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Tình trạng dạ dày trào ngược ở trẻ nhỏ có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng cũng có thể là bệnh lý gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản hoặc thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách giải quyết 2

Trào ngược dạ dày là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là bệnh lý.

Tình trạng này khá phổ biến ở những trẻ sơ sinh vào những tháng đầu đời. Bình thường, khi dạ dày co bóp thì van thực quản (đoạn được nối với dạ dày) đóng lại, ngăn không cho thức ăn trào ngược lên. Đoạn cuối thực quản nếu giãn rộng hơn bình thường thì sẽ gây nên tình trạng trào ngược dạ dày.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày ở trẻ em:

  • Dạ dày chưa phát triển hoàn chỉnh, nằm ngang chứ không dốc xuống như người trưởng thành nên rất dễ bị trào ngược.
  • Van thực quản mở ra khi thức ăn đi vào dạ dày và đóng lại khi dạ dày co thắt. Van thực quản ở trẻ nhỏ vẫn chưa hoạt động bình thường nên gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Nút chặn ở đầu bao tử không khít lại và thức ăn được hấp thụ dưới dạng lỏng thì rất dễ trào ngược.
  • Trẻ được đặt nằm nhiều nên thức ăn đọng lại ở bao tử và rất dễ trào ngược lên.

Ngoài những nguyên nhân gây nên do tình trạng sinh lý của trẻ, trào ngược dạ dày cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý gây ảnh hưởng đến chức năng co bóp dạ dày như: dị ứng đạm trong sữa bò, viêm ruột, nhiễm trùng ruột…

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em cũng khá đa dạng:

  • Biếng ăn, hay quấy khóc, nhất là vào ban đêm.
  • Suy dinh dưỡng, kém tăng cân, thiếu máu mãn tính.
  • Hay bị ói, ọc sữa qua miệng và mũi.
  • Trẻ có cảm giác đau xương ức và hay bị ợ nóng.
  • Bệnh nặng thì có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp: ho khò khè, viêm phổi, khó thở, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa, mòn răng…

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách giải quyết 3

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em khá đa dạng.

Bệnh trào ngược dạ dày có thể biến chứng ảnh hưởng đến đường hô hấp, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Cách giải quyết bệnh trào ngược dạ dày

Theo các bác sĩ, nếu những triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em xuất hiện là hiện tượng sinh lý thì khi bé lớn lên sẽ tự khỏi. Thông thường, những bé từ 18 tháng tuổi trở lên sẽ không còn bị trào ngược dạ dày nữa. Nếu ở độ tuổi này mà bé vẫn bị trào ngược dạ dày mà không có lý do rõ ràng thì nên nghĩ ngay đến những bệnh lý ngoại khoa gây nôn kéo dài và cần phải đưa bé đến phòng khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Với những bé có hệ tiêu hóa còn yếu gây trào ngược dạ dày thì người mẹ nên chia ra và cho con bú thành nhiều bữa, mỗi bữa cách nhau từ 1 – 1,5 giờ. Ngoài ra, khi cho bé bú thì bà mẹ cũng nên chú ý đến tư thế của trẻ. Nên đặt đầu trẻ cao và nghiêng 30 độ so với phương ngang. Ở tư thế này, thực quản sẽ cao hơn dạ dày bé nên sẽ có thể hạn chế được thức ăn trào ngược. Bạn cũng nên cho bé ngủ trong tư thế này để tránh trào ngược dạ dày vào ban đêm.

Sau khi cho bé bú, nên vác bé thẳng đứng lên để sữa đi xuống dạ dày, đồng thời vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé theo chiều từ trên xuống. Sau khi bé ợ thì từ từ đặt bé nằm xuống nhưng vẫn giữ đầu bé nghiêng 30 độ.

Các bà mẹ đang nuôi con bị trào ngược dạ dày thì cũng không nên kiêng cữ mà thay vào đó nên đa dạng thức ăn để có sữa cho con bú. Bà mẹ cũng nên tránh những yếu tố có thể gây áp lực lên ổ bụng như: mặc quần áo hay quấn tã quá chặt cho bé.

Nếu thực hiện tất cả biện pháp trên mà triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để những bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn điều trị.

Uyên

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)