Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trong quá trình chăm sóc trẻ sẽ có rất nhiều tình huống phát sinh, trong đó việc trẻ ngủ ngáy là một hiện tượng hầu như bất cứ gia đình nào cũng đã từng gặp phải. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu nguyên nhân nào khiến trẻ ngủ ngáy và cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhé.

Trong nhiều hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thì việc trẻ ngủ ngáy là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều em nhỏ. Vậy nguyên nhân ngủ ngáy ở trẻ em là gì? Đây có phải là hiện tượng bệnh lý hay không và cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em là như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu nhé.

Ngủ ngáy ở trẻ em là bệnh gì?

Như chúng ta đã biết, đối với các em nhỏ thì một giấc ngủ sâu giấc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển bình thường và khỏe mạnh của các bé. Tuy nhiên hiện nay có nhiều em bé gặp phải tình trạng ngủ ngáy và ngủ không sâu giấc làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây ra cho các bậc phụ huynh nhiều sự lo lắng. Vậy ngủ ngáy ở trẻ em là bệnh gì?

Trẻ ngủ ngáy là một hiện tượng được gây ra khi có các vật cản trong đường thở của các bé và gây ra những âm thanh mà chúng ta thường gọi là tiếng ngáy khi hô hấp. Tiếng ngáy đặc biệt nghe rõ trong không gian im lặng. Ngủ ngáy không phải là bệnh lý riêng biệt vì có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này ở trẻ mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

Trẻ ngủ ngáy: Nguyên nhân và cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em 1 Việc trẻ ngủ ngáy là hiện tượng hầu như bất cứ gia đình nào cũng đã từng gặp phải

Nguyên nhân ngủ ngáy ở trẻ em thường gặp nhất là gì?

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Do trẻ bị cảm sốt, nghẹt mũi

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em, khi có đến hơn 80% trẻ ngủ ngáy khi bị cảm lạnh và nghẹt mũi. Lý do rất đơn giản: Lúc bị cảm sốt, nghẹt mũi thì trong niêm mạc mũi sẽ có nhiều gỉ. Trong quá trình hô hấp không khí đi qua các gỉ mũi này sẽ tạo ra tiếng ngáy.

Trẻ ngủ ngáy: Nguyên nhân và cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em 2 Bị cảm sốt khiến đường hô hấp bị tắc nghẽn là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ ngủ ngáy

Các bệnh lý về amidan

Khi trẻ gặp các bệnh lý về amidan (viêm amidan, phì đại amidan,…) cũng có thể gây ra hiện tượng trẻ ngủ ngáy.

Trẻ bị béo phì

Hiện tượng trẻ ngủ ngáy khi bị béo phì cũng khá phổ biến, lý do là khi trẻ béo phì sẽ khiến lớp mỡ bên trong cổ họng dày lên và cuống họng sẽ hẹp lại, điều này làm tăng sự ma sát với không khí trong quá trình hô hấp và gây nên hiện tượng trẻ ngủ ngáy.

Trẻ thường xuyên hít phải khói bụi

Sinh hoạt trong những môi trường nhiều khói bụi, thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em do đường thở bám nhiều vật cản.

Trẻ ngủ ngáy: Nguyên nhân và cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em 6
Hít phải khói bụi khiến trẻ ngủ ngáy

Trẻ ngủ ngáy do bẩm sinh

Ngoài tất cả các nguyên nhân trên thì việc một số trẻ bẩm sinh có cấu tạo bất thường ở cuống họng, cổ họng, cuống lưỡi, hàm,… cũng sẽ gặp phải tình trạng ngủ ngáy.

Cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em bạn cần biết

Như chúng ta đã thấy ở trên, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ngủ ngáy. Chính vì vậy muốn chữa trị tình trạng trẻ ngủ ngáy thì trước hết chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân nào khiến trẻ gặp phải hiện tượng này và dựa vào đó để chữa trị cho bé, cụ thể:

  • Nếu trẻ bị ngủ ngáy do cảm sốt, viêm amidan,… thì bố mẹ cần tập trung chữa dứt điểm các bệnh lý này. Sau khi khỏi bệnh đường hô hấp của trẻ sẽ lại thông suốt và hiện tượng trẻ ngủ ngáy sẽ chấm dứt.
  • Nếu trẻ bị ngủ ngáy do béo phì thì bố mẹ nên tìm cách giảm cân cho trẻ đến cân nặng phù hợp. Đối với trẻ em thì chỉ số BMI (chỉ số cân nặng và chiều cao) là một chỉ số quan trọng và các bạn nên tìm hiểu để có biện pháp giúp con em mình đạt được chỉ số chuẩn nhằm phòng tránh nhiều hiện tượng bệnh lý thường gặp, trong đó có cả việc trẻ ngủ ngáy.
  • Nếu trẻ bị ngủ ngáy do thường xuyên hít phải khói bụi thì các bậc phụ huynh nên tìm cách hạn chế ảnh hưởng của khói bụi đối với trẻ bằng các biện pháp như: Cho bé đeo khẩu trang, tránh hút thuốc khi ở gần bé, thường xuyên vệ sinh mũi miệng cho trẻ sạch sẽ,… để giảm hiện tượng trẻ ngủ ngáy.
  • Nếu trẻ bị ngủ ngáy do gặp các dị tật bẩm sinh về các bộ phận trong hệ hô hấp thì cần đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục hữu hiệu nhất.

Trẻ ngủ ngáy: Nguyên nhân và cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em 3 Thói quen vận động, tránh béo phì giúp hạn chế tình trạng trẻ ngủ ngáy rất hiệu quả

Trên đây là những vấn đề nhiều người quan tâm liên quan đến việc trẻ ngủ ngáy mà Nhà thuốc Hưng Thịnh đã tổng hợp để các bạn có thể tham khảo một cách thuận tiện, hy vọng bài viết này đã đem đến cho các bạn một vài thông tin bổ ích để xử lý tốt hơn khi con em trong gia đình gặp phải hiện tượng ngủ ngáy.

Website của chúng tôi thường xuyên chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến các chứng bệnh thường gặp và cách chăm sóc sức khỏe bản thân để có được một cuộc sống khỏe mạnh, hãy thường xuyên truy cập để tương tác cùng chúng tôi nhé. Chúc các bạn một ngày vui vẻ và hẹn gặp lại ở những bài chia sẻ tiếp theo.

Trung Kiên

Nguồn tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)