Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trẻ ngủ ngáy là một hiện tượng khá thường gặp trong cuộc sống hàng ngày tại mỗi gia đình, tuy nhiên xung quanh hiện tượng này vẫn còn khá nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không? Bố mẹ cần làm gì khi thấy biểu hiện ngủ ngáy của trẻ có dấu hiệu bất thường? Cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu nhé.

Trẻ ngủ ngáy là một hiện tượng khá phổ biến mà nhiều bậc phụ huynh đã từng gặp phải trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc cho trẻ. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không và bố mẹ cần xử lý như thế nào khi gặp phải tình trạng này ở con em của mình nhé.

Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Chắc hẳn các bạn đều đồng ý với chúng tôi việc trẻ ngủ ngáy là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều độ tuổi và giới tính khác nhau. Việc trẻ ngủ ngáy là do trong quá trình ngủ không khí khi hô hấp sẽ ma sát với các bộ phận bên trong của cơ thể và tạo ra âm thanh với các biên độ và cường độ khác nhau, các âm thanh này (thường gọi là tiếng ngáy) có thể nghe rõ trong môi trường im lặng.

Vậy việc trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không? Muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần phân biệt được việc trẻ ngủ ngáy là do sinh lý hay do bệnh lý. Cụ thể:

  • Trẻ ngủ ngáy do sinh lý: Khi trẻ còn nhỏ thì tất cả các bộ phận trong cơ thể đều chưa phát triển hoàn thiện, bên cạnh đó việc sinh hoạt hàng ngày sẽ gây ra những tổn thương làm hệ thống đường thở của bé không được thông suốt. Những hiện tượng này được gọi chung là ngủ ngáy do sinh lý và sẽ tự hết khi trẻ lớn hoặc những yếu tố bất lợi (gỉ mũi, viêm nhiễm đường hô hấp, cảm lạnh,…) bị loại trừ.
  • Trẻ ngủ ngáy do bệnh lý: Nếu trẻ gặp phải tình trạng ngủ ngáy kéo dài trong độ tuổi từ 2 đến 10 tuổi (lặp lại hơn 3 ngày trong 1 tuần) và không tự khỏi thì được xếp vào nhóm ngủ ngáy do bệnh lý. Lúc này hiện tượng trẻ ngủ ngáy là những biểu hiện cho thấy cơ thể đang gặp phải các vấn đề mà nếu không được can thiệp kịp thời thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không? Bố mẹ cần làm gì? 1 Trẻ ngủ ngáy là một hiện tượng khá thường gặp trong hầu hết mọi gia đình

Ngủ ngáy bệnh lý có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ?

Như đã nói ở trên, những trường hợp ngủ ngáy do sinh lý thường sẽ tự khỏi sau một thời gian và không gây nguy hiểm cho trẻ, nhưng nếu là ngủ ngáy do bệnh lý thì lại khác. Ngủ ngáy do bệnh lý được xem là một biểu hiện của việc rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ và có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực sau đối với sức khỏe của trẻ:

  • Các trường hợp trẻ ngủ ngáy do bệnh lý thường đi kèm với hiện tượng rối loạn hơi thở hoặc ngừng thở trong khi ngủ. Khi hơi thở bị tắc nghẽn thì tín hiệu nguy hiểm sẽ được truyền lên não và đánh thức trẻ, điều này làm giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn và không có được giấc ngủ ngon.
  • Khi trẻ bị mất ngủ do bệnh lý thì bộ não luôn bị kích thích ngay cả trong lúc đang ngủ, điều này dẫn đến thần kinh của trẻ luôn căng thẳng, mệt mỏi và cơ thể uể oải, thường có cảm giác buồn ngủ.
  • Việc rối loạn hơi thở hoặc ngừng thở đi kèm với tình trạng ngủ ngáy do bệnh lý khiến các bộ phận trong cơ thể không được cung cấp oxy một cách liên tục dẫn đến giảm sản xuất hormone tăng trưởng, giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
  • Nguy hiểm hơn, tình trạng ngủ ngáy do bệnh lý nếu không được phát hiện và can thiệp đúng cách còn có thể tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý về phổi, bị rối loạn nhịp tim hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh tăng huyết áp.

Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không? Bố mẹ cần làm gì? 2 Trẻ ngủ ngáy nhiều sẽ bị mất ngủ và thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải

Bố mẹ cần làm gì khi nghi ngờ trẻ bị ngủ ngáy do bệnh lý?

Với những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất cũng như trí tuệ của trẻ, việc trẻ bị ngủ ngáy do bệnh lý cần được can thiệp kịp thời và đúng cách từ các bác sĩ chuyên khoa. Vậy những biểu hiện nào của trẻ có thể là dấu hiệu của chứng ngủ ngáy do bệnh lý? Có các biểu hiện sau các phụ huynh nên lưu ý:

  • Trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng ngủ ngáy dù không có tác nhân ngoại cảnh nào ảnh hưởng.
  • Khi ngủ trẻ ngáy to, có lúc thở hổn hển hoặc đột ngột hít mạnh, miệng khò khè.
  • Trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng đái dầm trong lúc ngủ ngáy mà không xác định được nguyên nhân.
  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy và có những sự thay đổi về tâm trạng lẫn hành vi so với trước đây. Cụ thể trẻ dễ kích động, cáu gắt, khả năng tập trung kém, kết quả học tập giảm sút,…

Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không? Bố mẹ cần làm gì? 3 Khi thấy trẻ ngủ ngáy nhiều và tâm lý thay đổi, bố mẹ nên nghĩ đến việc đưa trẻ đi khám

Khi trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ có thể nghi ngờ con mình đang bị ngủ ngáy do bệnh lý và cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có được hướng giải quyết hợp lý và hiệu quả nhất.

Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã có được đáp án cho băn khoăn “Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không?” và biết cách xử lý khi con em mình gặp phải tình trạng này kéo dài. Chúc gia đình bạn thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài chia sẻ tiếp theo của chúng tôi.

Trung Kiên

Nguồn tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)