Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trào ngược dạ dày rất dễ bị nhẫm lẫn với các bệnh viêm loét dạ dày, viêm thanh quản. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Hưng Thịnh sẽ giúp bạn tìm hiểu xem trào ngược dạ dày là bệnh gì cũng như trào ngược dạ dày dùng thuốc gì là nhanh khỏi nhất.

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày sẽ có các dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác về dạ dày như dấu hiệu ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn.

Trào ngược dạ dày dùng thuốc gì 1Triệu chứng thường gặp ở trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên, dấu hiệu của trào ngược dạ dày đặc trưng nhất đó chính là nóng rát ở vùng thượng vị. Thông thường, các cơn nóng rát này sẽ xuất hiện sau bữa ăn từ 30 phút đến 2 tiếng hoặc là vào ban đêm. Ngoài ra, các cơn nóng rát này có khuynh hướng lan lên phía cổ và tăng lên khi người bệnh gập người xuống.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày là gì?

Nguyên nhân thì có rất là nhiều, nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chủ yếu do sự bất thường của cơ khép thực quản dưới. Sự bất thường này làm cho hoạt động của tâm vị đóng không kín làm cho dòng thức ăn đáng lí phải xuống dạ dày thì lại bị trào ngược lên thực quản. Việc trào ngược này gây ra các tác động không tốt tới thực quản ví như viêm thanh quản, niệm mạc họng bị ảnh hưởng nghiêm trọng,…

Trào ngược dạ dày dùng thuốc gì 2Stress là một nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày dùng thuốc gì?

Đây là một căn bệnh khá là phổ biển, có những khu vực trên thế giới có 2/3 dân số mắc phải. Tại Việt Nam, bệnh trào ngược dạ dày không phân biệt độ tuổi, giới tính. Nghĩa là, ai cũng có khả năng mắc phải. Bệnh trào ngược dạ dày có thể bị tái phát nếu không được điều trị đúng cách và câu hỏi trào ngược dạ dày dùng thuốc gì được nhiều người đặt ra. Do đó, người bệnh  khi thấy các dấu hiệu như ợ chua, ợ nóng,… cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hợp lý.

Trào ngược dạ dày dùng thuốc gì 3Metoclopramide thường được dùng điều trị trào ngược dạ dày.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc như: omeprazole, lansoprazole hoặc rabeprazole để ức chế tiết acid và giảm các hoạt động bơm proton bên trong dạ dày. Tuy nhiên, các loại thuốc kể trên nên dùng theo chỉ định của bác sỹ, và tùy cơ địa, sức khỏe của người bệnh mà sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng với các loại thuốc khác.

Trường hợp người bệnh chỉ mới có các dấu hiệu nhẹ của trào ngược dạ dày thì có thể dùng các loại thuốc như metoclopramide, domperidone, cisapride hoặc các thuốc antacid, acid alginic. Người bệnh có thể tự uống để điều trị mà không cần kê đơn. Tuy nhiên phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.

Vì bệnh trào ngược dạ dày rất dễ tái phát sau khi ngưng uống thuốc nên người bệnh cần phải khám bệnh định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ và làm các xét nghiệm khi cần thiết. Mặt khác, việc sử dụng thuốc tây trong một thời gian dài có thể sẽ gây tác dụng không mong muốn và dẫn đến việc nhờn thuốc, mất hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể thử tham khảo các loại thuốc trị trào ngược dạ dày bằng các mẹo dân gian, Đông y với thành phần tự nhiên và không gây tác dụng phụ, an toàn cho trẻ nhỏ và cả phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

Ánh Trần

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)