Nhà thuốc Hưng Thịnh

Phụ nữ đang mang thai gặp nhiều biến đổi về nội tiết tố cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng bệnh khó chịu, trong đó có trào ngược axit dạ dày. Vậy trào ngược axit dạ dày khi mang thai nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Trào ngược axit dạ dày khi mang thai cần làm gì? 1Mẹ bầu mang thai dễ mắc trào ngược dạ dày.

Tìm hiểu về bệnh trào ngược axit dạ dày khi mang thai

Nguyên nhân chủ yếu gây trào ngược axit dạ dày khi mang thai là do thời kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi hormone, trong đó có tăng sản sinh nội tiết ố progesterone.

Nội tiết tố progesterone giúp tử cung giãn nở tốt hơn để thai nhi phát triển, tuy nhiên cũng khiến van dạ dày giãn rộng, acid tăng sinh trong dạ dày và gây trào ngược dạ dày.

Thai nhi phát triển ngày càng lớn cũng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, khiến axid bị đẩy lên thực quản nhiều hơn.

Thêm vào đó, nếu mẹ bầu ăn uống thất thường, ăn quá no hoặc ăn uống thiếu khoa học, cộng với hormone relaxin tăng cao sẽ làm chậm co bóp dạ dày và tiêu hóa thức ăn, gây ứ trệ thức ăn, tăng sinh acid, gây trào ngược axit dạ dày.

Hầu hết phụ nữ đang mang thai đều ít nhiều gặp phải triệu chứng bệnh trào ngược axit dạ dày, gây chứng ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu, ảnh hưởng lớn đến dinh dưỡng và ăn uống mà mẹ cung cấp cho cơ thể và thai nhi.

Trào ngược axit dạ dày khi mang thai cần làm gì? 2Trào ngược axit dạ dày ảnh hưởng tiêu hóa của mẹ bầu.

Trào ngược axit dạ dày thường gặp nhất và nặng nhất ở phụ nữ mang thai thời kỳ phát triển, nhất là trong 3 tháng cuối thời kỳ mang thai, chiếm tỉ lệ đến 2/3.

Mặc dù trào ngược axit dạ dày khi mang thai không biến chứng trực tiếp đến an toàn của thai nhi xong lại ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, tiêu hóa của mẹ bầu, có thể khiến thai nhi thiếu dinh dưỡng trầm trọng.

Làm gì khi bị trào ngược axit dạ dày khi mang thai?

Triệu chứng trào ngược axit dạ dày khi mang thai rất thường gặp, hầu hết ai cũng sẽ mắc ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Mẹ bầu có thể thực hiện một số cách đơn giản để hỗ trợ trị trào ngược axit dạ dày khi mang thai dưới đây:

  • Chọn thực phẩm, đồ uống dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm, đồ uống khó tiêu hóa, hại dạ dày, làm tăng tiết axit dạ dày như: thực phẩm nhiều chất béo, đồ cay, trái cây và nước trái cây thuộc họ cam quýt, cà phê, rượu, socola…
  • Uống nhiều nước trước và sau khi ăn.
  • Nếu ợ nóng quá khó chịu, hãy dùng một ly sữa ít chất béo, dùng loại tách béo là tốt nhất.
  • Chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để dạ dày quá đói, cần cấp đủ lượng dinh dưỡng lớn nuôi mẹ và thai nhi.
  • Không hút thuốc, thuốc lá không chỉ không tốt cho sức khỏe của mẹ, gây tăng trào ngược axit dạ dày mà còn rất hại cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Cần hạn chế cả hút thuốc lá thụ động.

Trào ngược axit dạ dày khi mang thai cần làm gì? 3Mẹ mang thai nói không với thuốc lá.

  • Khi ăn mẹ bầu nên giữ dáng thẳng đứng, ngồi thẳng lưng, không cúi hoặc ngồi sụp xuống.
  • Nên mặc quần áo, váy rộng bụng.
  • Không nằm xuống ngay sau khi ăn, thư giãn trong khoảng ít nhất 1 tiếng.
  • Nếu bạn bị ợ nóng tăng vào ban đêm thì nên tránh ăn, uống (trừ nước) trong vòng 3 tiếng trước khi đi nủ.

Triệu chứng trào ngược axit dạ dày khi mang thai luôn khiến các mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, hãy cố gắng thực hiện những giải pháp này và cố gắng ăn uống bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và giúp trẻ phát triển mẹ nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Nguyễn Hồng

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)