Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sự phát triển của ngành nha khoa kéo theo sự phát triển của nhiều công nghệ thẩm mỹ cho răng. Một trong số đó là kỹ thuật tráng men răng giúp cải thiện độ chắc khỏe cho men răng. Và phương pháp này hiện nay được rất nhiều người lựa chọn.

Men răng là lớp phủ bên ngoài của răng với nhiệm vụ bảo vệ và thực hiện sinh lý cho răng. Tuy nhiên, lớp men này có thể bị mài mòn theo thời gian và nếu men răng yếu sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm, ảnh hưởng đến chức năng của răng miệng. Một trong những kỹ thuật trong nha khoa là tráng men răng được áp dụng giúp tái tạo và cải thiện men răng bị yếu. 

Tráng men răng là gì?

Tráng men răng là kỹ thuật mà bác sĩ tiến hàng tráng một lớp men nhân tạo được làm từ hydroxyapatite (canxi photphat) bao phủ lên bề mặt ngoài của răng. Mục đích của phương pháp này là che đi khuyết điểm của lớp men cũ, tái tạo lại cấu trúc răng do bị mòn men răng, mất khoáng men răng. Đồng thời, phương pháp còn giúp bảo vệ răng và cải thiện thẩm mỹ cho răng trắng đều màu và đẹp hơn. 

Tráng men răng là gì? Tráng men răng là gì? 

Phương pháp này hiện nay được nhiều người lựa chọn và cũng đánh giá khá cao vì thực hiện nhanh chóng, dễ dàng mà còn cải thiện tính thẩm mỹ cho răng miệng. Ngoài ra không gây ảnh hưởng đến hệ mô hay lớp men răng cũ.

Trường hợp nào thực hiện tráng men răng?

Dưới đây là một số trường hợp mà bác sĩ chỉ định tráng men răng để cải thiện thẩm mỹ cũng như chức năng cho răng:

  • Răng bị ố vàng, sạm đen, men răng không còn tốt.
  • Mòn men răng không rõ nguyên nhân.
  • Những trường hợp bị thiếu sản men răng bệnh lý.
  • Răng yếu khi ăn uống cảm thấy ê buốt, đau nhức.
  • Cải thiện men răng, bảo vệ răng tránh khỏi các bệnh lý răng miệng thường gặp.

Phương pháp này có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

Dù phương pháp này được mọi người lựa chọn và áp dụng nhiều nhưng vẫn tồn tại nhiều lo lắng, liệu rằng tráng men răng có gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không? Theo các chuyên gia, bác sĩ, phương pháp này sử dụng lớp tráng men là vật liệu composite cao cấp, an toàn, kết hợp công nghệ chiếu đèn layer hiện đại để áp vào răng nhằm che đi khuyết điểm trên răng.

Khi thực hiện phương pháp này, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, không làm ảnh hưởng đến cấu tạo bên trong của răng như tủy, men răng, ngà răng mà còn giúp bảo vệ răng tránh được một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng. 

Tráng men răng có ảnh hưởng sức khỏe không? Tráng men răng có ảnh hưởng sức khỏe không?

Và phương pháp này thực hiện cũng không gây sự đau nhức, hay làm ảnh hưởng đến nướu. 

Ưu điểm và nhược điểm của tráng men

Ưu điểm

Là một kỹ thuật cải thiện men răng, ngoài ra, phương pháp này còn đem đến một số ưu điểm:

  • Không gây hại men răng: Vật liệu tráng men vô cùng lành tính, an toàn được làm từ canxi photphat. Đồng thời, hợp chất này cũng tạo nên lớp men răng của người. Do đó, khi phủ lên men răng sẽ tạo nên độ tương thích mà không ra dị ứng, kích ứng khó chịu.
  • Ngăn ngừa mất khoáng và sâu răng: Công nghệ tráng men răng thường đi kèm với công nghệ tái khoáng, bổ sung florua. Cho nên sau khi tráng men nhân tạo thì lớp men răng sẽ được phục hồi hoàn toàn, ngăn ngừa được tình trạng mất khoáng và sâu răng.
  • Ngăn acid, vi khuẩn tiếp xúc với ngà răng: Thay vì lớp men răng của chúng ta sẽ là lớp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại thì giờ đây lớp tráng men sẽ làm nhiệm vụ vảo vệ này. Giúp bảo vệ ngà răng, không cho thực phẩm, acid, và vi khuẩn xâm nhập. 
  • Khôi phục màu sắc răng: Ngoài ưu điểm bảo vệ răng, hỗ trợ men răng thật thì tráng men răng còn cải thiện thẩm mỹ, cải thiện màu sắc răng, khắc phục tình trạng răng xỉn màu, ố vàng. 

Có nên thực hiện tráng men răng không? Có nên thực hiện tráng men răng không? 

Nhược điểm

Như đã biết, tráng men răng giúp cải thiện và bảo vệ răng tốt hơn. Và kể cả những trường hợp không bị mòn men răng cũng có thể thực hiện để cải thiện để làm sáng trắng lại màu răng. 

Tuy nhiên, theo chia sẻ từ bác sĩ, nếu gặp tình trạng răng xỉn màu, ố vàng nhẹ thì có thể thực hiện tráng men răng. Còn với những trường hợp nhiễm tetracycline, nhiễm fluor hoặc xỉn màu quá nặng thì không nên thực hiện. Bởi phần men răng mới không thể che lấp hoàn toàn đi màu sắc của răng thật, do đó màu tối ở răng vẫn lộ ra. Ngoài ra, độ bền của lớp tráng men không cao nên trong quá trình ăn nhai rất có thể làm răng xỉn màu hay gãy vỡ.

Ngoài ra, trong trường hợp men răng bị nứt vỡ sẽ chuyển hóa thành những vụn nhỏ rất khó phát hiện và chui vào trong bụng. Lúc này dạ dày sẽ phải hoạt động do vật liệu này rất khó để tiêu hóa, điều này có thể gây đau dạ dày, loét dạ dày nếu gặp phải trường hợp bị các bệnh liên quan đến dạ dày kinh niên.

Một số lưu ý sau khi tráng men răng

Nếu không có chế độ chăm sóc, bảo vệ thì lớp tráng men nhanh chóng xuống cấp, cũng sẽ làm răng trở nên xỉn màu và dễ gãy vỡ. Do vậy, để bảo vệ lớp tráng men cũng như kéo dài thời gian sử dụng, cần chăm sóc và bảo vệ răng:

  • Tránh không dùng thực phẩm quá cứng, quá dai, quá nóng hay lạnh. Bởi mới tráng lớp men mới chưa thích nghi được với môi trường mới.
  • Không nên ăn uống liền ngay sau khi tráng men. Phải để vật liệu đông cứng mới có thể ăn uống. Tùy vào loại vật liệu mà thời gian đông cứng có thể khác nhau. Thông thường bác sĩ khuyến cáo sau 2 tiếng tráng men mới có thể ăn uống bình thường.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng, không dùng lực và chà xát mạnh.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Không dùng tăm để xỉa răng.
  • Tái khám răng định kỳ. 

Vệ sinh răng miệng sau khi tráng men răng Vệ sinh răng miệng sau khi tráng men răng

Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp mọi người hiểu hơn về phương pháp tráng men răng để có thể thực hiện cải thiện thẩm mỹ cũng như bảo vệ răng thật tốt. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)