Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn top 8 loại thực phẩm giảm đường huyết hiệu quả cho người bệnh tiểu đường. Hãy luôn đặt chúng vào thực đơn hàng ngày của bạn để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa các loại bệnh nhé.

Các loại thực phẩm giảm đường huyết dưới đây không chỉ cung cấp cho bạn chất xơ, khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa, chất chống viêm để phòng ngừa biến chứng mà còn làm tăng khả năng ngăn chặn quá trình đường được hấp thụ vào máu.

Top 8 thực phẩm giảm đường huyết hiệu quả

Mướp đắng

Hoạt chất được tìm thấy trong mướp đắng có đặc tính chống lại bệnh tiểu đường, có khả năng hạ đường huyết, bắt chước tác động của insulin trong máu. Ngoài ra, mướp đắng còn giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng việc ức chế cơn thèm ăn, tăng vận chuyển đường từ máu lên các mô cơ để sử dụng và đến gan để dự trữ.

Cách sử dụng mướp đắng để giảm đường huyết: Mướp đắng có thể được dùng ở dạng sấy khô để sắc uống hoặc dùng để chế biến làm món ăn. Bạn không nên ăn nhiều hơn 2 quả mướp đắng mỗi ngày vì có thể gây đau bụng hoặc tiêu chảy. Nên lưu ý và cẩn trọng khi dùng các sản phẩm mướp đắng sấy khô cho người bệnh thận vì có thể gây độc thận.

Mướp đắng -  thực phẩm giảm đường huyết hiệu quả Mướp đắng – thực phẩm giảm đường huyết hiệu quả

Quế chi

Quế có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa tế bào và ngăn chặn biến chứng tiểu đường. Một số tác dụng khác của quế chi bao gồm:

  • Giảm lượng đường huyết lúc đói và giúp giảm chỉ số HbA1c.

  • Cải thiện các chứng đau, tê của người bị bệnh tiểu đường.

  • Ngăn chặn quá trình tăng đường huyết sau khi ăn bằng cách ức chế enzym phá vỡ carbohydrate ở ruột.

Cách sử dụng quế chi: Dùng làm gia vị thay thế cho đường bởi quế có mùi vị ngọt, thơm, dễ ăn. Nếu trong trường hợp đường huyết tăng một cách đột ngột, bạn có thể hạ đường huyết cấp tốc bằng cách pha 1 thìa cà phê bột quế chi vào cốc nước trà xanh. Tuy nhiên, lưu ý không sử dụng quế đối với người bị suy gan nặng.

Quế là thực phẩm thường xuất hiện trong các bài thuốc đông y Quế là thực phẩm thường xuất hiện trong các bài thuốc đông y

Rau lá xanh

Rau lá xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin và chất xơ, giúp cho bạn cảm thấy no, giảm cơn thèm ăn. Chất xơ có trong rau lá xanh còn giúp làm chậm tốc độ của đường vào máu, giúp lượng đường không tăng đột ngột sau bữa ăn.

Cách sử dụng rau lá xanh để giảm đường huyết: Ăn rau trước khi ăn các loại thực phẩm khác trong bữa ăn. Lựa chọn các loại rau có nhiều màu sắc như: Cải xoong, cà rốt, ớt đỏ, cà chua, rau chân vịt, cà tím,…

Hạt chia

Trong hạt chia có hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú, chủ yếu là một số chất chống oxy hóa, omega–3, chất xơ hòa tan, vitamin. Đối với người bị tiểu đường, hạt chia giúp giảm cảm giác thèm ngọt, làm chậm quá trình hấp thụ đường sau khi ăn, phục hồi hệ thống chống oxy hóa, cải thiện khả năng dung nạp glucose và giúp làm tăng hoạt tính của insulin.

Cách sử dụng thực phẩm giảm đường huyết hạt chia: Cho 1 thìa hạt chia vào nước lọc với tỷ lệ 1/10, ngâm khoảng 20 phút cho hạt chia nở ra rồi dùng trực tiếp. Có thể trộn hạt chia với sữa chua, các món nộm, ngũ cốc, salad.

Hạt chia có hàm lượng dinh dưỡng phong phú Hạt chia có hàm lượng dinh dưỡng phong phú

Tỏi

Tỏi giúp làm giảm đường huyết bằng việc kích thích sản xuất và làm tăng hoạt tính của insulin. Một nghiên cứu cho thấy 60 người mắc bệnh tiểu đường sử dụng tỏi trong mỗi bữa ăn và liên tục 3 tháng đã nhận thấy lượng đường máu giảm đáng kể.

Cách sử dụng tỏi để hạ đường huyết: Sử dụng tỏi như một gia vị trong tất cả các món ăn. Nếu bạn có thể ăn sống, hãy dùng 1 đến 2 tép tỏi sau khi ăn.

Các loại quả hạnh

Chất béo có trong các loại quả hạnh giúp bạn kiềm chế cơn thèm ăn, giảm nồng độ cholesterol xấu, giúp giảm cân nặng và kiểm soát lượng đường trong máu. Một số chất béo có lợi nằm trong các quả hạnh như hạnh nhân, óc chó, bơ, các loại hạt như đậu nành, hạt chia, dầu thực vật, dầu ô liu, các loại dầu cá.

Các loại hạt hạn chế đường vào cơ thể Các loại hạt hạn chế đường vào cơ thể

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa hạt vi khuẩn tốt cho việc cải thiện hệ vi sinh vật ở đường ruột, giúp tăng khả năng tiêu hóa. Trong một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng sữa chua có khả năng làm giảm kháng insulin và giảm huyết áp tâm thu.

Cách sử dụng sữa chua để giảm chỉ số đường huyết: Nên chọn sữa chua có hàm lượng chất béo thấp, ăn sữa chua không đường và thêm một ít bột quế sẽ giúp bạn có một bữa sáng lành mạnh.

Cà chua

Cà chua và một số loại quả có màu sắc sặc sỡ thường có nhiều chất chống oxy hóa giúp làm giảm huyết áp, cholesterol xấu, đường huyết, từ đó giúp ngăn chặn biến chứng ở tim mạch.

Cách sử dụng cà chua: Cơ thể hấp thụ lycopene từ cà chua nấu chín nhiều hơn so với việc ăn sống. Thế nhưng để thay đổi khẩu vị, bạn có thể cắt nhỏ cà chua và trộn vào salad, thêm một ít hạt chia là đã có bữa ăn hoàn hảo.

Các loại thực phẩm giảm đường huyết trên đây được nhiều người yêu thích sử dụng trong một thời gian dài bởi sự hiệu quả và dễ tìm của nó. Để giúp giảm đường huyết tốt hơn, bạn có thể kết hợp sử dụng chúng một cách hợp lý.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)